Quán cà phê với những nhân viên đặc biệt

Phương Linh
Nằm trong con ngõ nhỏ Thể Giao ( Hai Bà Trưng, Hà Nội ), nơi đây có một quán cà phê rất đặc biệt - là mái ấm tình thương mang tên Flow-ee.

Khi đến với flow-ee, khách hàng ngạc nhiên bởi chính những người phục vụ trong quán. Họ là những người trẻ từ 21 đến 33 tuổi. Hầu hết các bạn đều đã từng làm các công việc khác nhau như dệt may, rửa bát, giặt quần áo, bán hàng ở siêu thị, pha chế… Cơ duyên để các anh chị đến với flow-ee là qua một tổ chức phát triển hòa nhập, đào tạo và tiếp nhận người khuyết tật.

Quán cà phê flow-ee với những nhân viên là người khuyết tật.

Chị Ngọc Lệ - một người nhân viên gắn bó và đồng hành cùng Flow-ee một thời gian cho biết, tuy là người khuyết tật nhưng những người làm việc trong quán đều muốn kiếm sống bằng chính sức lao động của mình. Các nhân viên trong quán đều là người khuyết tật, các anh chị đảm nhiệm mọi khâu từ pha chế, phục vụ đồ uống cho đến dọn dẹp, làm đẹp không gian cho quán. "Mình cảm thấy rất hạnh phúc khi được gặp gỡ và trò chuyện cùng với mọi người khi đến với quán, đó cũng là cách chúng mình được chia sẻ về những điều tốt đẹp trong cuộc sống với mọi người", chị Lệ nói.

Với chị Phương Uyên, để có thể trang trải cuộc sống và để cho mọi người thấy rằng, người khuyết tật "tàn nhưng không phế", có thể kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình, chị đã chọn theo học nghề pha chế. Với chị, người làm ra các món đồ uống cần sự tỉ mẩn, chỉn chu để đưa đến với khách hàng những đồ uống thật ngon.

Nụ cười luôn nở trên môi các nhân viên của quán, mang đến năng lượng tích cực.

Chị Hoàng Thị Thuỷ - nhà sáng lập Flow-ee chia sẻ: "Flow-ee được thành lập bởi đội ngũ gồm 7 người với mong muốn không chỉ tạo không gian để các thực khách đến để thưởng thức đồ uống mà còn tạo môi trường làm việc dành cho nhóm người câm điếc đáp ứng đủ năng lực phù hợp với mô hình kinh doanh mà nhóm đang hướng tới".

Đến với nơi đây, thực khách sẽ được trải nghiệm gọi đồ bằng cách xem thực đơn quán bằng hình ảnh và ghi món mình muốn trên tờ giấy ghi chú nhỏ bởi nhân viên của quán đều là người câm điếc. Có những vị khách quen thường xuyên đến quán để được hướng dẫn trò chuyện với các bạn nhân viên bằng cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể. 

Chị Thuỷ còn chia sẻ thêm: “Thời gian đầu khi thành lập Flow-ee, đội ngũ cũng gặp rất nhiều khó khăn khi chưa được tiếp xúc nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực và khi giao tiếp với các bạn nhân viên. Cuối cùng, tất cả mọi người đều cùng cố gắng làm việc với nhau, cố gắng để hiểu nhau hơn Các bạn nhân viên sẽ dạy bọn mình ngôn ngữ kí hiệu và bảng chữ cái , còn chúng mình sẽ phụ trách hướng dẫn các bạn nhân viên các kĩ năng và quy trình quản lý của mô hình kinh doanh quán cà phê.

Khoảng khắc đáng nhớ nhất là lúc được nhìn thấy các bạn nhân viên vận hành quán rất trơn tru và chuyên nghiệp. Sự tự tin và trưởng thành của các bạn khiến chị cảm thấy vô cùng bất ngờ và tự hào".

Những dòng cảm nhận dễ thương của khách hàng khi đến với quán.

Khách hàng đều cảm thấy yêu thích sự nhiệt tình và thân thiện của mọi người. Họ cảm thấy cả sự yên bình và hạnh phúc nơi đây. Có người còn gọi flow-ee chính là không gian để được chữa lành. Đến quán cà phê đặc biệt này, những nhân viên ở đây cần được yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ. Họ vẫn có nhiều đóng góp cho xã hội, vẫn có thể làm những công việc mà những người bình thường vẫn làm.

"Mình đã đến quán và có những trải nghiệm tuyệt vời, những hành động nhỏ của nhân viên trong quán đã gieo trong mình niềm hạnh phúc thật lớn", chị Nguyễn Thị Thủy, một khách hàng bày tỏ.

Trong sâu thẳm mỗi nhân viên của flow-ee đều có những giá trị riêng, họ tin rằng chỉ cần kiên trì, nỗ lực thì những điều tốt đẹp sẽ đến. Với những người không may mắn khi cơ thể có khiếm khuyết thì sự kiên trì, nỗ lực ấy lại càng nhiều hơn. Chính vì vậy những giá trị vốn đã quý trong họ lại càng đáng quý. 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Quán cà phê với những nhân viên đặc biệt tại chuyên mục Nhịp cầu yêu thương của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Nhịp cầu yêu thương khác

Triệu tấm lòng hướng về trẻ em vùng bị ảnh hưởng bởi siêu bão số 3 (Yagi)

Siêu bão số 3 (Yagi) đã đi qua, nhưng hậu quả nó gây ra vẫn còn nguyên đó. Triệu tấm lòng vẫn đang hướng về đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lụt, trong đó có các nhà trường, các thầy cô giáo, các bạn học sinh Thủ đô. Những "tấm lòng vàng" đã và đang tiếp tục được gửi gắm qua “Nhịp cầu yêu thương” của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng.

Thư viện yêu thương

Thư viện sách thì ở đâu cũng có các bạn nhỉ? Nhưng kỳ này Cún Bông muốn giới thiệu cho các bạn một thư viện cực kỳ đặc biệt, với cái tên cũng đặc biệt chẳng kém: Thư viện yêu thương.

Hỗ trợ học sinh Tuyên Quang vượt bão lũ

Chuyến xe cứu trợ 0 đồng đã lăn bánh đến trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Kiến Thiết và trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Kiến Thiết tại xã Kiến Thiết (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) mang theo những món quà nghĩa tình hỗ trợ trực tiếp cho các bạn học sinh bị ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi vừa qua.

Khi lòng nhân ái lan tỏa mạnh mẽ

Sau những thảm họa do siêu bão số 3 (YAGI) gây ra, nhiều hành động nhân ái mang ý nghĩa lớn của các cá nhân, tổ chức đang lan tỏa. Nhịp cầu yêu thương của Báo Đội cũng đang kết nối tới mọi miền với mong muốn hỗ trợ tốt nhất cho các em học sinh vượt qua khó khăn, sớm ổn định để trở lại với giấc mơ đến trường!

Thiếu nhi Cà Mau góp sức sẻ chia hướng về thiếu nhi miền Bắc ruột thịt

Với tinh thần “Tương thân, tương ái”, “Nhường cơm sẻ áo”, những ngày qua, Hội đồng Đội các Huyện, Thành phố Cà Mau đã phát động, vận động cán bộ, giáo viên, học sinh, đội viên các Liên đội, Chi đội trong toàn tỉnh quyên góp ủng hộ, góp sức sẻ chia hướng về thiếu nhi miền Bắc ruột thịt.