Quay về thế kỷ 19 ở Ấn Độ, nhà ai có nước đá, nhà đó là đại gia

Huệ Anh
Nếu như nước đá thời nay rẻ như bèo, chỉ cần xin cũng được vài túi mát lạnh; thì vào thế kỷ 19 ở Ấn Độ, nó lại được xem như hàng quý hiếm và chỉ dành cho các gia đình giàu có.

Để có được những viên đá mát lạnh giải nhiệt mùa hè, ta chỉ cần đổ nước đầy khay và để vào tủ lạnh làm đông trong vài tiếng. Nhưng vào thế kỷ 19 ở Ấn Độ, có được một viên đá nho nhỏ lại vô cùng khó  khăn. Thậm chí ở thời kỳ này, có một ngành mang tên “công nghiệp nước đá” từng tồn tại và phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Khởi nguồn của doanh nghiệp bán nước đá.

Vào năm 1805, chàng trai 22 tuổi người Mỹ - Frederic Tudor đã nảy ra một ý tưởng kinh doanh táo bạo trong chuyến du lịch của mình: làm giàu từ nước đá. Nhờ sự tinh ý và nhanh nhạy, anh chàng nhận ra người dân tại các nước có khi hậu nóng chưa bao giờ nhìn thấy chứ đừng nói là sử dụng nước đá để giải nhiệt.

Chân dung Frederic Tudor - "ông tổ" của ngành kinh doanh nước đá.

Ngay sau đó, Tudor đã bắt tay vào thực hiện chuyến hàng đầu tiên mà rất nhiều người đánh giá là không khả thi, thậm chí còn bảo Tudor mất trí. Nhưng khi đó không một ai biết rằng chàng trai này đã khởi nguồn ra một ngành kinh doanh bội thu chưa từng có trong lịch sử.

Dám nghĩ, dám thử sức

Chuyến buôn đầu tiên của chàng trai 22 tuổi này đã thất bại. Ngay sau khi cập bến, đá viên lập tức tan chảy thành nước do không bảo quản đúng cách.

Thay vì tiếp tục “đánh” một chuyến hàng nữa, Tudor đặt ra câu hỏi mình sẽ bán cho ai khi mà cư dân ở các khu vực khí hậu nóng đã quen sử dụng thực phẩm ấm nóng từ hàng ngàn năm qua. Cuối cùng, anh tập trung vào thị trường là các quán bar bởi những người uống rượu whisky có thể sẽ thích sản phẩm đá viên.

Sau đó, Tudor đã thuyết phục chủ quán nhập hàng của mình bằng cách miễn phí những lần thử đầu tiên. Cuối cùng, ông đã tạo được thói quen sử dụng đồ lạnh cho những nền văn hoá đã kéo hàng hàng ngàn năm.

Tuy nhiên, sự nghiệp của Tudor chỉ thực sự sang trang mới khi anh “đánh mạnh” vào thị trường Ấn Độ. Món hàng này ngay lập tức được chào đón nồng nhiệt vì nó giúp người dân chống chọi được sức nóng như thiêu đốt ở Calcutta và Bombay. Bên cạnh đó, đá lạnh cũng giúp người dân bảo quản thực phẩm tươi lâu hơn nên nó lập tức trở thành của hiếm, của hot lúc bấy giờ.

Tất nhiên, cái giá phải trả cho món hàng “nhập khẩu” này không hề rẻ. Tính theo giá trị tiền tệ năm 2010, 1kg nước đá có giá khoảng 1,6 bảng (50.000 VNĐ). Đây là mức giá đắt vì 1kg đá được tạo ra từ 1l nước, nghĩa là đó cực kỳ ít ỏi.

Những khách hàng tiêu thụ sản phẩm này đều là những người “có điều kiện”. Ở thời điểm đó, mỗi năm Tudor xuất khẩu sang Ấn Độ hàng ngàn tấn nước đá và bỏ túi 4,7 triệu USD lợi nhuận chỉ trong thời gian từ 1833 đến 1850.

Công nghệ phát triển, Tudor hết thời

Để có hàng hoá xuất khẩu, Tudor sẽ khai thác từ các hồ nước ở xứ lạnh. Công nhân sẽ tới khu vực hồ nước bị đóng băng, dùng máy cắt từng tảng băng ra và xẻ chúng thành những khối nhỏ hơn. Các khối băng sẽ chuyển qua băng tải và cất vào nhà băng.

Cuối cùng, chúng được bảo quản trong hộp với một lớp mùn cưa để cách nhiệt hoặc xây hẳn kho lạnh bằng băng đặt trên tàu để vận chuyển tới Ấn Độ tiêu thụ.

Ngành công nghiệp này thu lại lợi nhuận quá dễ dàng nên rất nhiều doanh nghiệp khác đã nhảy vào cuộc chơi. Chính vì vậy, thương hiệu của Tudor không còn sức hút và buộc phải giảm giá sản phẩm. Cuối cùng, khi tủ lạnh ra đời thì ngành này đã chấm dứt.

Thật may mắn khi công nghệ đã phát triển, nếu không rất nhiều quốc gia trên thế giới sẽ phải nhập khẩu đá viên về với giá cao ngất ngưởng.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Quay về thế kỷ 19 ở Ấn Độ, nhà ai có nước đá, nhà đó là đại gia tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

"Bí kíp" nhận biết rắn có độc

Ở một đất nước nóng ẩm như Việt Nam, rắn bò vào nhà là chuyện không hiếm. Lúc đó, việc biết được con rắn ấy có độc hay không rất quan trọng. Vậy rắn độc và rắn không độc khác nhau ở điểm gì?