Quốc gia đầu tiên muốn cấm giới trẻ sử dụng “teen code” vì sợ ảnh hưởng đến tiếng mẹ đẻ

Thu Trà
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên muốn giới trẻ nước này ngừng ngay việc sử dụng teencode, bởi ngôn ngữ này không chỉ gây nhầm lẫn cho người lớn tuổi, mà còn được cho là mối đe dọa đối với tiếng mẹ đẻ.

Các trang MXH của Trung Quốc chính là nơi đã sản sinh ra một hệ thống từ lóng khổng lồ, chúng nhanh chóng thay đổi và lan tỏa tới khắp bộ phận giới trẻ. Đa phần thứ ngôn ngữ này ra đời là để tránh khỏi sự kiểm duyệt nghiêm khắc từ chính phủ. 

Tuy nhiên hiện nay, Trung Quốc đang ngày càng thắt chặt kiểm soát đối với văn hóa đại chúng nên việc giới trẻ nước này sử dụng tiếng lóng được coi là ảnh hưởng xấu tới ngôn ngữ mẹ đẻ. Do đó giới chức Trung Quốc đã thể hiện ý muốn cấm thứ tiếng này, cơ quan truyền thông của đất nước tỷ dân đã thực hiện thanh lọc và xử lý một số từ lóng thông dụng trên MXH. 

Quốc gia đầu tiên muốn cấm giới trẻ sử dụng “teen code” vì sợ ảnh hưởng đến tiếng mẹ đẻ - Ảnh 1

Trong những năm gần đây, nhiều thanh niên Trung Quốc có xu hướng sử dụng bảng chữ cái pinyin - từ mới được hình thành bằng cách kết hợp các chữ cái đầu của những ký tự Trung Quốc Latinh hóa.

Các thanh niên Trung Quốc trong và năm trở lại đây đã có xu hướng sử dụng tiếng lóng bằng bảng chữ cái phiên âm kết hợp với chữ cái đầu của những ký tự Trung Quốc Latinh hóa.

Quốc gia đầu tiên muốn cấm giới trẻ sử dụng “teen code” vì sợ ảnh hưởng đến tiếng mẹ đẻ - Ảnh 4

Cách viết này có thể tránh được sự kiểm duyệt Internet, bao gồm những từ tục tĩu hoặc nhạy cảm về mặt chính trị. Sau một thời gian, loại teencode này còn được sử dụng cho cả những từ phi chính trị, sau cùng là trở thành dạng mật mã riêng của thanh niên.

Một trong những từ thông dụng hàng đầu của Gen Z Trung Quốc có thể kể đến “yyds”, nhằm mô tả một cái gì đó ngoạn mục và vĩ đại.

VÍ dụ: “Trà sữa yyds” để bày tỏ tình yêu với loại đồ uống này, hoặc “chiếc áo này thật yyds” nhằm khen ngợi trang phục yêu thích của họ.

Nếu không phải người thường xuyên “sinh hoạt” trên MXH thì thật sự không thể hiểu “yyds” là gì. Thêm một khía cạnh khác, nhiều cá nhân còn cho rằng  teencode thực sự là mối đe dọa đối với ngôn ngữ Trung Quốc.

 

Quốc gia đầu tiên muốn cấm giới trẻ sử dụng “teen code” vì sợ ảnh hưởng đến tiếng mẹ đẻ - Ảnh 3

Trong một bài bình luận của hãng thông tấn nhà nước Xinhua vừa công bố vào tuần trước cho biết người dùng Internet Trung Quốc đang mắc chứng “rối loạn ngôn ngữ” vì họ không thể bày tỏ cảm xúc của mình nếu không sử dụng meme hay teencode như “yyds”.

Không những thế Đài truyền hình nhà nước CCTV còn kêu gọi giới trẻ nước ngày ngừng sử  từ “sanbing” (lính nhảy dù) như cách viết tắt của “shabi” - một từ chửi thề ám chỉ bộ phận sinh dục. 

“Lính nhảy dù là một nghề đáng tôn vinh và tự hào. Mọi người không nên bêu xấu từ ngữ này”, CCTV cho biết trong một bài đăng trên Weibo tuần vừa qua.

Sau khi chính phủ nước này bày tỏ phản đối, trang web chia sẻ video phổ biến với Trung Quốc - Bilibili đã cho biết, thời gian tới họ sẽ cấm người dùng sử dụng từ lóng như  “sanbing” hay “NMSL” - ám chỉ mẹ của đối phương đã qua đời.

Quốc gia đầu tiên muốn cấm giới trẻ sử dụng “teen code” vì sợ ảnh hưởng đến tiếng mẹ đẻ - Ảnh 2

Dù Trung Quốc đã cố gắng kiểm duyệt và khắc phục tình trạng sử dụng teencode từ nhiều năm tuy nhiên tình trạng này không hề suy giảm mà còn bước sang một diễn biến khác. Ông David Moser, một nhà ngôn ngữ học từ Đại học Sư phạm Thủ đô Bắc Kinh, cho biết trong những năm qua, chính quyền Trung Quốc đã cố gắng kiểm soát văn hóa không gian mạng, song rất khó để điều chỉnh ngôn ngữ online bởi teencode và meme mới phát triển liên tục.

Liệu đất nước tỷ dân này có thể triệt để loại bỏ teencode và bảo vệ cho tiếng mẹ đẻ của mình? 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Quốc gia đầu tiên muốn cấm giới trẻ sử dụng “teen code” vì sợ ảnh hưởng đến tiếng mẹ đẻ tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Miền Bắc tái diễn nồm ẩm kéo dài

Từ nay đến ngày 21/3, miền Bắc vẫn kéo dài tình trạng mưa phùn sương mù. Độ ẩm tăng cao khiến nồm ẩm trở thành nỗi "ác mộng" của thời tiết Bắc Bộ.