Rạng sáng ngày 28/7: Hiện tượng Trăng máu dài nhất thế kỷ, 3 hiện tượng thiên văn cùng “hội ngộ”

Huệ Anh
Rạng sáng ngày mai sẽ xảy ra hiện tượng thiên văn Blood Moon (Trăng máu) đặc biệt biệt nhất thể kỷ và hai hiện tượng Mưa sao băng, sao Hoả rực sáng nhất trong vòng 15 năm cũng đồng thời diễn ra.

Đây là hiện tượng nguyệt thực đặc biệt nhất thế kỷ 21 bởi nó kéo dài tới 5 tiếng đồng hồ (từ 00 giờ 14 phút đến 6 giờ 28 phút). Trong đó, nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài từ 2 giờ 30 phút đến 4 giờ 13 phút.

Theo các nhà khoa học, khi ánh sáng đỏ từ Mặt trời xuyên qua bầu khí quyển ở rìa Trái đất tới Mặt trăng sẽ khiến Mặt trăng phản xạ lại. Từ đó gây ra hiện tượng Mặt trăng có màu đỏ tối và nhiều người gọi đó là Blood Moon (Trăng máu).

Tìm vị trí quan sát

Đành phải nói lời chia buồn với các bạn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hai khu vực này sẽ không thể chứng kiến nguyệt thực toàn phần từ 0 giờ đến 6 giờ 30 bởi có nhiều khả năng mưa to, trời âm u nhiều mây.

Còn các tỉnh từ Huế đến Nam Bộ trời quang đãng nên có thể xem được toàn cảnh hiện tượng Trăng máu dài nhất thế kỷ này.

Tiếp đó, chúng ta nên quan sát tại những địa điểm cao, thoáng, ít khói bụi và hạn chế ánh đèn điện để chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của “chị Hằng”. Bạn có thể sử dụng thêm ống nhòm hoặc ống kính thiên văn nhỏ để nhìn rõ bề mặt của Mặt trăng. Còn nếu không có thiết bị cũng không sao cả bởi hiện tượng nguyệt thực toàn phần có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường.

Lưu giữ khoảnh khắc thế kỷ

Chụp ảnh bằng điện thoại: Hãy đặt thiết bị lên một vị trí chắc chắn hoặc gắn nó vào một chân máy ảnh. Khi chụp nên không chọn chế độ zoom để ánh không bị rung, không bị giảm độ nét.

Chụp ảnh bằng máy ảnh: Nếu không tự tin vào khả năng “bắt nét” của mình thì bạn nên gắn nó vào chân máy ảnh nhé. Tiếp đó, đặt chế độ lấy nét bằng chỉnh tay hoặc bán tự động, zoom quang học và thay đổi chế độ iso tuỳ theo tình hình.

3 hiện tượng thiên văn cùng hội ngộ

Ngoài hiện tượng Trăng máu, rạng sáng ngày 28/7 còn diễn ra thêm 2 hiện tượng kỳ thú là Mưa sao băng và Sao hoả đạt vị trí trực đối. Đây chắc chắn là tin vui lớn đối với hội yêu thiên văn phải không nào.

Mưa sao băng Delta Aquarids sẽ bay qua bầu trời nước ta với tần suất 20 vệt/giờ. Nếu bạn nào là fan của phim Hàn Quốc thì nhớ thức dậy để cùng chắp tay cầu nguyện nhé. Người ta vẫn bảo lời ước với mưa sao băng sẽ thành hiện thực phải không nào.

Sao Hoả cũng nằm gần Trái đất và sáng nhất trong 15 năm qua, thậm chí là còn sáng hơn cả sao Mộc. Trong suốt thời gian diễn ra nguyệt thực, sao Hoả sẽ nằm ngay bên dưới Mặt trăng.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

"Bí kíp" nhận biết rắn có độc

Ở một đất nước nóng ẩm như Việt Nam, rắn bò vào nhà là chuyện không hiếm. Lúc đó, việc biết được con rắn ấy có độc hay không rất quan trọng. Vậy rắn độc và rắn không độc khác nhau ở điểm gì?