Rạp xiếc Nga cho động vật giết người diễn xiếc gây tranh cãi

Vũ Hồng Loan
3 con hà mã, loài động vật trên cạn giết nhiều người nhất ở châu Phi mỗi năm đã biểu diễn những động tác thành thục tại một rạp xiếc ở Nga.

Một rạp xiếc ở Nga đã cho đàn hà mã, một động vật giết người nhiều hơn sư tử và voi ở châu Phi lên sàn diễn trước rất nhiều khán giả là trẻ em với rất nhiều pha hú vía.

Đàn hà mã to béo gồm ba con được gánh xiếc ở Krasnoyarsk, Siberia huấn luyện biểu diễn xếp chồng lên nhau và há miệng khoe các răng sắc nhọn gầm rú trước đám đông khán giả. Những chiếc răng lấp lánh, to khỏe này khiến hà mã là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất trên thế giới.

Hà mã giết nhiều người châu Phi hơn bất kì loài động vật nào. Chúng đặc biệt hung hăng, nhất là khi hà mã cảm giác con chúng bị đe dọa. Rạp xiếc ở Krasnoyarsk, Siberia từ lâu đã nổi tiếng vì những màn biểu diễn gây tranh cãi.

Hiện ở châu Phi, hà mã có số lượng từ 120.000 đến 150.000 cá thể. Hà mã nặng từ 1 đến 3 tấn nhưng thực ra chạy nhanh hơn người vì tốc độ tối đa lên tới 48km/giờ.

Hà mã thuộc đoàn xiếc ở Krasnoyarsk biểu diễn với rất đông khán giả là các bạn nhỏ. Vào năm 2014, hà mã biểu diễn từng ném các chai lọ chứa 3 con chuột hamster về phía khán giả. Tuy nhiên sau đó nhiều người khẳng định đấy là 3 con chuột cống.

Hà mã có bộ hàm rất khỏe và chúng có thể ngoạm chết một con cá sấu 3m. Chúng tấn công người bằng cách ngoạm chặt nạn nhân tới chết.

Loan Vũ (dịch)

Nguồn: Daily Mail

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Rạp xiếc Nga cho động vật giết người diễn xiếc gây tranh cãi tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Miền Bắc tái diễn nồm ẩm kéo dài

Từ nay đến ngày 21/3, miền Bắc vẫn kéo dài tình trạng mưa phùn sương mù. Độ ẩm tăng cao khiến nồm ẩm trở thành nỗi "ác mộng" của thời tiết Bắc Bộ.