Rẻo cao Pắc Nặm tươi sáng hơn với những dự án xoá đói giảm nghèo hay

Quang Trường
Bằng nhiều cách thức linh hoạt đã giúp khơi dậy ý chí, nghị lực vươn lên thoát nghèo của người dân huyện Pắc Nặm (tỉnh Bắc Kạn), qua đó, từng bước hoàn thành các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, hoàn thành chủ trương, đường lối, chính sách giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà nước đề ra.

Góp phần giảm nghèo bền vững

Pắc Nặm là một trong những huyện nghèo của tỉnh Bắc Kạn với tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 98%, đa phần là người Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ… Mặc dù điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, nhưng huyện lại có lợi thế trong phát triển chăn nuôi gia súc.

Những năm qua, người dân huyện Pắc Nặm đã phát huy lợi thế của địa phương, mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa và mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình của huyện đã có nguồn thu nhập ổn định mỗi năm từ chăn nuôi gia súc.

Hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc giúp người dân giảm nghèo đang mang lại hiệu quả tích cực cho Pắc Nặm
Nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa, lãnh đạo huyện Pắc Nặm đã chỉ đạo người dân tập trung xây dựng các mô hình chăn nuôi điển hình, tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển từ chăn nuôi gia súc thả rông, nhỏ lẻ, sang hình thức chăn nuôi theo quy mô gia trại và đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình chăn nuôi.

Nhiều hộ gia đình ở huyện Pắc Nặm trước đây đều phụ thuộc vào việc trồng ngô, sắn trên nương, chăn nuôi trâu, bò nhỏ lẻ chỉ để lấy sức kéo nên gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Việc được tập huấn, hướng dẫn và tận dụng được tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên đã giúp các hộ dân phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa, qua đó giúp người dân có thu nhập ổn định, vươn lên khá, giàu, góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Hỗ trợ hiệu quả cho hộ nghèo

Việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn được người dân quan tâm, chú trọng và chăn nuôi có xu hướng tăng dần theo hướng liên kết thành lập các tổ hợp tác như: Chăn nuôi lợn đen bản địa, nuôi dê thương phẩm, vỗ béo trâu, bò...

Mặc dù có nhiều lợi thế, song lĩnh vực chăn nuôi ở Pác Nặm chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có, chăn nuôi gia súc còn gặp nhiều khó khăn như sự biến động về giá cả làm ảnh hưởng đến tâm lý người chăn nuôi, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi còn chậm và chưa đồng bộ, chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao, gây khó khăn trong việc kiểm soát, phòng bệnh cho đàn gia súc. 

Dự án chăn nuôi lợn giúp cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện có điều kiện phát triển kinh tế.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Pác Nặm Hoàng Văn Ngôn cho biết: Để phát triển đàn gia súc theo hướng hàng hóa, thay đổi tập quán chăn nuôi lạc hậu, thời gian tới, huyện xây dựng kế hoạch cụ thể, tiếp tục tăng cường tuyên truyền, tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, tận dụng các phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn; xây dựng chuồng chăn nuôi kiên cố; triển khai tiêm phòng, phun khử trùng, tiêu độc theo kế hoạch được giao. Đồng thời, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án và các nguồn vốn vay để hỗ trợ người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế ngay tại địa phương.

Năm 2023, huyện Pác Nặm đã phân bổ kinh phí từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Các dự án được thực hiện nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho các hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo tại các địa phương trong huyện.

Năm 2022, huyện Pác Nặm phấn đấu giảm 447 hộ nghèo, tương ứng tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,5 – 4%. Để đảm bảo hoàn thành kế hoạch, huyện tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, đặt mục tiêu giảm nghèo là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đa dạng hóa công tác tuyên truyền, chú trọng tuyên truyền tại các thôn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của người dân.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Rẻo cao Pắc Nặm tươi sáng hơn với những dự án xoá đói giảm nghèo hay tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Mùa Trung Thu yêu thương

Trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão Yagi gây ra tại các tỉnh phía Bắc, với tinh thần tương thân tương ái, nhường cơm sẻ áo và nêu cao tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, các cấp bộ Đoàn, nhà trường cùng các bạn học sinh vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên đã thay đổi các hình thức tổ chức hoạt động trung thu phù hợp, song vẫn lan tỏa được nhiều hành động đẹp, sự sẻ chia yêu thương.

Lồng đèn Đêm rằm nơi thành cổ

Tối 12/9, Huyện đoàn Diên Khánh đã tổ chức vui Tết Trung thu cho thiếu niên, nhi đồng với chủ đề “Đêm trăng hướng về đồng bào bạn nhỏ vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc” tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Triển lãm sách Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024), 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024); Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm sách “Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) và khai trương thư viện, không gian cà phê sách cộng đồng The Wiselands”.