Sự khác biệt trong cách nuôi dạy con ở nhiều nước trên thế giới

Vũ Hồng Loan
Mỗi quốc gia trên thế giới lại có những nguyên tắc nuôi dậy con khác nhau. Tuy khác nhau nhưng họ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho các bạn nhỏ để các bạn ấy được phát triển toàn diện nhất.

Ở đất nước Italia, những ông bố bà mẹ dường như nuôi dạy con cái với tất cả tình yêu mà họ thể hiện. Những bà mẹ người Italia luôn rất tình cảm, thậm chí cả những ông bố, họ chẳng ngần ngại khi nói những câu như "Các con của tôi rất đáng yêu" hay ôm hôn các bạn nhỏ ở trước mặt nhiều người.

Người Thụy Điển cũng giống như vậy. Hệ thống phúc lợi xã hội của quốc gia này cho phép nhiều bậc phụ huynh kéo dài kỳ nghỉ sau sinh của họ. Khi con lớn hơn và đi nhà trẻ, hình ảnh những ông bố địu con từ nhà trẻ về nhà sau khi tan làm đã dần dần trở nên phổ biến ở quốc gia này. 

Sự tiến bộ trong nuôi dạy con của người Thụy Điển cũng bao hàm vấn đề thưởng phạt trẻ nhỏ. Năm 1979, quốc gia này đã ban hành một bộ luật nhằm hạn chế nghiêm ngặt các hình thức trừng phạt cá nhân, thậm chí quy định bố mẹ cũng không được phép trừng phạt con cái. Từ đó đến nay, 29 quốc gia khác cũng ban lành những đạo luật tương tự.

Trẻ nhỏ ở châu Âu không phải được hoàn toàn tự do theo ý mình. Người Anh dạy con về các quy tắc ứng xử phù hợp từ khi con còn nhỏ, trong khi đó người Nhật cho rằng không nhất thiết phải dạy sớm như vậy.

Người Pháp thì nghiêm khắc hơn hẳn. Nhiều bậc phụ huynh luôn theo sát thời gian biểu cho các bữa ăn của trẻ. Cha mẹ người Pháp chỉ ngủ chung giường với trẻ đến khi trẻ ba tháng tuổi. Lý do là để khuyến khích tính độc lập ở trẻ ngay từ khi còn nhỏ, và để tránh làm trẻ nghẹt thở nếu vô tình nằm đè lên trẻ.

Quan điểm của người Đức không có nhiều khác biệt, họ tập cho trẻ ngủ một mình trong cũi, và họ không bế con lên dỗ dành ngay khi đứa trẻ đó khóc. Họ thể hiện sự quan tâm đến các con theo nhiều cách khác. Một trong các cách đó là, bố mẹ luôn đảm bảo các con đeo tất thậm chí khi ở nhà, và nhất thiết phải đội một chiếc mũ chùm qua tai nếu ra ngoài vào những ngày giá rét.

Hàn Quốc, thói quen sau khi sinh con của người phụ nữ khá đặc biệt. Vì thời gian nghỉ ngơi phục hồi sau khi sinh con là khoảng thời gian quan trọng, nên nhiều bà mẹ Hàn Quốc lựa chọn ở lại các phòng khám tư nhân khoảng hai tuần với đứa con mới chào đời. Những phòng khám như vậy khá được ưa chuộng ở đất nước này.

Trẻ sơ sinh ở Nam Phi không chỉ được cho ăn bằng sữa mẹ. Trong sữa còn được bố mẹ pha thêm hồng trà Nam Phi (rooibos tea) – một loại trà hơi ngọt không chứa chất kích thích. Hỗn hợp dung dịch sữa mẹ và hồng trà giàu khoáng chất này được cho là có khả năng hỗ trợ trẻ không bị rối loạn tiêu hóa và các căn bệnh về hen suyễn.

Văn hóa của người Mỹ trong nuôi dạy con cũng rất khác biệt. Hai trong số những điều lạ lùng nhất đó là: Hầu hết những ông bố bà mẹ ở đây thường cho trẻ mặc bỉm đến khoảng 3 tuổi, nhưng vẫn có nhiều đứa trẻ đã hơn 3 tuổi rồi mà vẫn mặc bỉm.

Loan Vũ (tổng hợp)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Sự khác biệt trong cách nuôi dạy con ở nhiều nước trên thế giới tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

30/4 – Đất nước trọn niềm vui

Những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, hàng triệu lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, nhuộm đỏ rực những con phố, những bản làng, thôn xóm. Giữa tiếng nhạc rộn rã, tiếng hò reo náo động là những khuôn mặt rạng rỡ xen lẫn ánh mắt rưng rưng niềm xúc động.