Tấm “bản đồ” kỳ diệu và linh thiêng

Chu Hải
TNTP - Thượng tá Phạm Nam Yến, nữ phóng viên Tạp chí Phòng không - Không quân xin được kể câu chuyện trong chuyến thăm và động viên các chiến sĩ đang phục vụ tại các đảo của Quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 vào tháng 5/2015…

Hải trình hôm đó có khoảng 250 người. Tới khu vực nhà giàn DK1, tất cả mọi người cùng làm Lễ tưởng nhớ những chiến sĩ đã anh dùng hy sinh để bảo vệ biển đảo. Sau đó từ boong tầu trên cao, mọi người cùng thả những vòng hoa và các con hạc giấy được gấp sẵn xuống biển - thủ tục trang nghiêm của nhiều buổi lễ trên biển tưởng nhớ tới các liệt sĩ. Riêng các nhà báo được xuống ca nô để chụp quang cảnh con tàu khi mọi người thả hoa và hạc. Lúc đó, nhà báo Nam Yến cũng đang định bước xuống ca nô, nhưng cảm thấy có một sự xao xuyến nào đó khiến mình cứ bâng khuâng và cuối cùng quyết định ở lại trên tàu chụp quang cảnh dưới biển.

Hoa và những con hạc giấy đang dập dờn trên sóng đã được ống kính của nữ nhà báo ghi lại. Tất cả có trên chục tấm hình như thế. Chụp xong, nhà báo Nam Yến yên tâm cất máy tiếp tục hành trình cùng đoàn.

Ít ngày sau, về tới nhà, cô Nam Yến mở xem trên máy tính và phát hiện ra có một tấm hình rất lạ (Hình trên). Nhà báo vô cùng ngỡ ngàng khi thấy những vòng hoa và chim hạc đã được sóng biển xô dạt và sắp xếp khá giống hình tấm bản đồ Việt Nam. Trên “tấm bản đồ” có cả những điểm nhấn “đánh dấu” như Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các hòn đảo lớn… Và chỉ duy nhất nhà báo Nam Yến là người “bắt” được góc độ này!

Xin khẳng định luôn hôm đó mọi người đứng từ trên boong tàu cao thả hoa và hạc giấy xuống biển mà không hề có sự sắp đặt nào và cũng không ai có ý định thả thế nào để có được tấm bản đồ. (Nếu có ý muốn đó thì cũng là việc không tưởng, bởi thả từ độ cao xuống và không thể tính toán được trăm ngàn cơn sóng và sức mạnh của gió biển). Và một khẳng định nữa đây là bức hình nguyên bản, chưa hề qua chỉnh sửa của bất cứ phần mềm nào!

Khi nhà báo Nam Yến giới thiệu cho bạn bè và các đồng nghiệp cùng xem bức ảnh này, ai cũng trầm trồ và liên tưởng rằng đã có một sự “dàn xếp” nào đó rất kỳ diệu. Có lẽ “tấm bản đồ” đã do các liệt sĩ hiển linh và tạo nên trong tâm trạng rất lạc quan?! Nhà báo Nam Yến đã chia sẻ trên Facebook tấm hình này với tâm sự: “Hồn các anh đã tạc nên hình đất nước”.

Không thể giải thích được sự kỳ diệu đó, nhưng có một cảm nhận mà ai cũng thấy: đó là bức ảnh đã truyền cho tất cả những ai được xem nó tình cảm thêm yêu quê hương, đất nước và biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, sự gắn kết giữa những người đã ra đi và những người ở lại.

Cảm ơn nhà báo Nam Yến đã ghi lại được khoảnh khắc kỳ diệu này và ưu ái chia sẻ với bạn đọc của Báo Thiếu niên Tiền Phong.

Minh Huấn

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tấm “bản đồ” kỳ diệu và linh thiêng tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.