Thói quen gây hại cho não trẻ em

Không ăn sáng, tiêu thụ nhiều caffeine, lạm dụng thiết bị điện tử khiến cơ thể thiếu chất, cản trở giấc ngủ, tác động tiêu cực đến chức năng não của trẻ.

Não bộ phát triển từ trong thời kỳ mang thai, tiếp tục đến tuổi vị thành niên. Bên cạnh yếu tố di truyền (gene), yếu tố ngoại di truyền đóng vai trò đáng kể đến phát triển nhận thức, trí tuệ của trẻ.

Bỏ bữa sáng

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cho cơ thể sau một đêm dài, giúp trẻ tăng trưởng tốt thể chất và trí tuệ. Bỏ bữa sáng khiến não mất đi các dưỡng chất quan trọng và năng lượng thiết yếu cần thiết cho chức năng nhận thức.

Bữa ăn của trẻ nên có trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh. Trẻ nên ăn trứng để bổ sung axit béo omega-3 hỗ trợ phát triển trí não. Một quả trứng lớn có 6 g protein, vitamin D, B12, sắt.

Quả bơ chứa nhiều chất xơ, chất béo tốt, cùng vitamin E, K và B. Chất béo hòa tan vitamin A, D, E và K để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng, no lâu hơn. Vitamin và các chất chống oxy hóa trong quả bơ còn giúp mắt sáng khỏe.

Hạnh nhân giàu protein, sắt, chất xơ, vitamin E tốt cho trí nhớ, tăng cường khả năng miễn dịch. Các bé có thể ăn hạnh nhân nghiền, kết hợp với sữa chua, salad đều bổ dưỡng.

Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử. Ảnh: Freepik

Lạm dụng thiết bị điện tử

Trẻ sử dụng thiết bị điện tử thường gặp trong thời đại kỹ thuật số. Bé tiếp xúc lâu dài với màn hình của điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính và TV có thể làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và cản trở phát triển nhận thức. Thiết bị điện tử làm trẻ ít vận động và trở nên thụ động, không tạo nhiều cơ hội phát triển trí não.

Cha mẹ nên giới hạn về thời gian sử dụng thiết bị, khuyến khích bé tham gia hoạt động ngoài trời, thúc đẩy sự tương tác trong gia đình.

Tiêu thụ quá nhiều caffeine

Tiêu thụ caffeine không được khuyến khích đối với trẻ em do có nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe. Caffeine có thể cản trở giấc ngủ, phá vỡ nhịp sinh học và tác động tiêu cực đến chức năng não. Trẻ em nên tránh đồ uống giàu caffeine như cà phê, nước tăng lực, soda.

Cha mẹ có thể cho con thử các đồ uống kết hợp giữa trái cây và thảo mộc, không có nhiều đường, calo, tốt cho sức khỏe. Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp protein, canxi, phốt pho, magiê... đều là những vi chất quan trọng với xương, hỗ trợ trẻ tăng trưởng và phát triển.

Sinh tố tự làm tại nhà giàu dưỡng chất, không chứa nhiều đường như các loại sinh tố đóng chai. Đây cũng là loại nước có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé lười ăn.

Sử dụng thuốc lá điện tử

Nicotine có trong nhiều sản phẩm thuốc lá điện tử, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến não đang phát triển. Trẻ sử dụng nicotine tổn hại đến khả năng nhận thức, chú ý, học tập và kiểm soát xung động.

Hít khói thuốc lá thụ động cũng ảnh hưởng xấu đến phổi, tàn phá sức khỏe nhanh hơn. Khói thuốc lá điện tử tạm thời không gây ho, khó chịu tại thời điểm hít phải, nhưng các chất độc hại vẫn ngấm dần, gây bệnh cho cơ thể.

(Theo Vnexpress)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thói quen gây hại cho não trẻ em tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Ghi nhật ký - bao điều đáng nhớ

Một cuốn nhật ký sẽ giúp bạn lưu giữ tất cả, niềm vui, bài học và những điều đáng nhớ. Ghi nhật ký không đơn giản là viết lại những gì đã xảy ra, mà còn là cách để bạn trân trọng từng bước chân mình đã đi qua.

6 câu nói thể hiện trẻ có EQ cao, cha mẹ nên khuyến khích

Trẻ có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao không chỉ hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân mà còn đồng cảm với người khác. Theo chuyên gia tâm lý trẻ em Kelsey Mora, tác giả của The Method Workbooks, trong quá trình làm việc với hơn 1.000 trẻ em, cô nhận thấy những đứa trẻ có khả năng ứng phó tốt với khó khăn thường sử dụng những cụm từ sau.

Biết lắng nghe, luôn thấu hiểu

Chỉ cần một chút kiên nhẫn lắng nghe, bạn sẽ nhận ra có biết bao tình cảm ấm áp đang được gửi gắm trong từng lời nói hằng ngày. Khi mẹ nhắc bạn mặc thêm áo, không chỉ là lời dặn dò, mà còn là sự lo lắng.

Đừng tiện tay vứt đồ bữa bãi

Bạn đã bao giờ cuống cuồng tìm hộp bút ngay trước giờ đến lớp hay phát hoảng vì sách vở, đồ chơi bày bừa khắp nơi mà chẳng biết bắt đầu dọn từ đâu? Đôi khi, chỉ vì một chút lười biếng, căn phòng nhỏ xinh của bạn bỗng biến thành “bãi chiến trường”.

Bí mật ấm áp trong "ngày của yêu thương"

Hãy kể cho Tóc Mây nghe kế hoạch chào đón “một nửa thế giới yêu thương” nhân ngày 8/3 trong gia đình bạn nhé! Riêng trong ngôi nhà của Tóc Mây, thay vì đi mua quà, Tóc Mây đã cùng cậu em lên kế hoạch cho một món quà bí mật thật ấm áp đấy các bạn ạ!