Thư viện số - không gian mở

Chủ Nhật
Hòa chung vào dòng chảy chuyển đổi số quốc gia, nhiều trường học trên cả nước đã có những sáng kiến, giải pháp nhằm cải thiện không gian thư viện số để phục vụ thầy và trò lan tỏa văn hóa đọc.

Số hóa để gần hơn, nhanh hơn

Nhiều năm qua, trường THCS Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội đã tập trung xây dựng thư viện đạt chuẩn với nhiều sáng tạo, đổi mới. Nhà trường đã đầu tư phần mềm thư viện trong quản lý và vận hành. Độc giả có thể tiếp cận nguồn tài nguyên thông tin phong phú một cách nhanh chóng bằng điện thoại thông minh hoặc máy tính kết nối Internet ngay cả khi không đến thư viện. Thầy hiệu trưởng Trần Đăng Lực chia sẻ, các thầy cô giáo đã cùng chung tay nhập dữ liệu để quản lý bằng phần mềm, đồng thời tập hợp bài giảng để xây dựng kho tài liệu bài giảng điện tử trong thư viện số. Hồ sơ sổ sách như sổ mượn - trả, sổ đăng ký, nhật ký thư viện đều được quản lý và kết nối thông qua phần mềm. Ngoài ra, trường THCS Đông La cũng liên kết với thư viện của một số trường THCS trên cùng địa bàn như: Cát Quế B, Đắc Sở, Đức Thượng... để độc giả có thể truy cập liên thư viện. Nhờ đó, nguồn tài liệu số phục vụ bạn đọc thêm đa dạng, phong phú và không mất phí.

Giao diện website thư viện sách điện tử trường THCS Đông La, Hoài Đức, Hà Nội.
Giao diện website thư viện sách điện tử trường THCS Đông La, Hoài Đức, Hà Nội.

Năm học 2023 - 2024, phần mềm quản lý thư viện trực tuyến (Vlib) được trường Tiểu học đô thị Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội đưa vào sử dụng. Công tác quản lý, hoạt động mượn - trả, tra cứu tài liệu được thực hiện qua phần mềm đã góp phần tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công tác phục vụ bạn đọc. Nhà giáo Lê Thị Thu Hường - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, phòng thư viện có tổng diện tích 220m2 được thiết kế thoáng đãng với hệ thống cửa kính nhằm tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên; tông màu trắng kết hợp nền trần màu xanh bắt mắt, màu vàng tươi sáng tạo điểm nhấn và sự gần gũi với học sinh. Để thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tại thư viện đồng thời đảm bảo không gian đọc sách riêng, thư viện được kết cấu 3 phần: Đọc sách cá nhân, làm việc nhóm và không gian sinh hoạt chung. Vì vậy, học sinh không chỉ đến thư viện trường để đọc, mà hơn thế nữa thư viện đã trở thành "thiên đường" với những hoạt động trải nghiệm. Điều này giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về sự đa dạng trong các hoạt động thư viện, từ đó lan tỏa tình yêu với sách, lan tỏa văn hóa đọc của thầy, trò nhà trường tới cộng đồng .

Không gian mở

Sáng kiến cải tạo hành lang thư viện trở thành “điểm dừng chân” của học sinh trong giờ nghỉ giải lao hay những khi đợi bố mẹ đến đón con sau giờ học được trường Tiểu học đô thị Sài Đồng thực hiện từ năm học 2015 - 2016. Hành lang thư viện với hàng ghế ngồi, bóng cây xanh mát cùng những giỏ sách, truyện thiếu nhi đa dạng đã thu hút học sinh tìm đến. Thư viện không còn bao bọc trong 4 bức tường mà được gia tăng về diện tích, mở rộng không gian tiếp cận sách để các bạn nhỏ chủ động hơn trong việc tìm sách đọc.

Học sinh trường Tiểu học đô thị Sài Đồng
thi “Rung chuông vàng - Thử tài bạn đọc”
trong Ngày hội đọc sách năm 2024.
Học sinh trường Tiểu học đô thị Sài Đồng thi “Rung chuông vàng - Thử tài bạn đọc” trong Ngày hội đọc sách năm 2024.

Còn tại THCS Đông La, phòng đọc được lắp đặt các giá sách chạy quanh tường giúp các bạn có thể thoải mái lựa chọn theo nhu cầu rất thuận tiện. Phòng đọc được trang bị điều hòa nhiệt độ, tivi, đàn piano để phục vụ mọi người. Các thư viện góc lớp mở rộng không gian đọc đến từng lớp học để học sinh đọc được nhiều sách hơn.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thư viện số - không gian mở tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

"Cọ nhí" trổ tài

Với mong muốn học sinh toàn trường đều có ý thức, hiểu rõ, hiểu sâu hơn về trật tự, an ...

Bài Trường Lớp khác

Lan tỏa phong trào “Đọc và làm theo báo Đội”

Để việc đọc sách, báo trở thành thói quen, Trường Tiểu học Xuân Liên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã và đang tích cực tuyên truyền cho học sinh về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đọc thông qua các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp....

Ngôi trường của những yêu thương

Sau 30 năm xây dựng và phát triển, trường THCS Nguyễn Huy Tưởng (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã đạt được nhiều thành tựu, trở thành ngôi trường mến thương của nhiều thế hệ học trò.

Tỏa sáng như những ngôi sao

Là cuộc thi được nhà trường tổ chức hằng năm nhằm giúp học sinh tự tin tỏa sáng trên sân khấu lớn và giao lưu cùng bè bạn, Doan Thi Diem’s Got Talent đã thực sự trở thành sân khấu rực rỡ của các bạn học sinh trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Cổng trường an toàn giao thông tại trường Phước Tiến

Nhằm giúp học sinh tham gia giao thông an toàn, tránh tiềm ẩn những nguy cơ gây mất trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đặc biệt là tại khu vực cổng trường, trường Tiểu học Phước Tiến (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã phối hợp với chính quyền địa phương, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP. Nha Trang triển khai mô hình “Cổng trường an toàn”.

Tiểu học Chu Văn An: 50 mùa hoa rực rỡ

Ngày 20/11 năm nay thật đặc biệt với thầy trò trường Tiểu học Chu Văn An (quận Tây Hồ, Hà Nội), bởi đây là cột mốc đánh dấu 50 năm hình thành và phát triển của ngôi trường mang tên người thầy lỗi lạc: Chu Văn An.

Niềm vui trên mái trường Độc Lập

Tọa lạc ở phường Trung Thành, TP. Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), THCS Độc Lập là một trong những ngôi trường giàu truyền thống và thành tích của Ngành Giáo dục và Đào tạo “xứ Chè”. Trải qua hành trình tròn một nửa thế kỷ, nhà trường đã và đang khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp “trồng người”.