​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - VIAM
Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Thừa cân béo phì trẻ em phản ánh nguy cơ trở thành người lớn béo phì cũng như nguy cơ bệnh tật hiện tại và sau này liên quan tới tích tụ mỡ quá mức.

Ví dụ như: Tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa. Trước đây tăng huyết áp chỉ thường gặp ở người trên 60 tuổi, sau này gặp ở cả những người 40 tuổi và những năm gần đây còn gặp nhiều ở thanh niên, trẻ vị thành niên, nên đã xuất hiện nhiều trẻ bị đột quỵ.

Nguyên nhân của tình trạng gia tăng thừa cân béo phì ở trẻ ngoài các nguyên nhân về di truyền, bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc,…thì phần lớn đến từ chế độ ăn dư thừa sự thay đổi lối sống thói quen sinh hoạt:

Ăn uống thiếu khoa học

Ăn uống thiếu khoa học là một nguyên nhân khiến trẻ dễ bi thừa cân béo phì VIAM clinic

  • Lựa chọn thực phẩm không phù hợp cho trẻ: ăn các thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán nhiều dầu mỡ

  • Trẻ em trong tầm tuổi từ 4-19 tuổi tiêu thụ lượng thức ăn nhanh rất lớn. Những loại thức ăn này chứa hàm lượng chất béo, lượng đường rất cao

  • Trẻ ăn bữa sáng không đầy đủ: Trẻ bỏ bữa sáng hoặc ăn qua loa vào bữa sáng sẽ ăn nhiều vào buổi trưa, buổi chiều cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.

  • Trẻ ngủ không đủ giấc: nghiên cứu từ Trường Y Harvard, trẻ sơ sinh ngủ ít hơn 12 giờ mỗi ngày có nguy cơ bị thừa cân gấp 3 lần so với trẻ ngủ hơn 12 giờ.

  • Cha mẹ không theo dõi sự tăng trưởng của con: Từ lúc sinh ra đến 5 tuổi, trẻ cần được kiểm tra cân nặng, chiều cao thường xuyên. Một đứa trẻ tăng cân quá nhanh, hoặc có chỉ số khối cơ thể vượt mức quy định sẽ có nguy cơ cao bị béo phì về sau.

  • Trẻ ít vận động: ít vận động thể lực và dành nhiều thời gian hơn để ngồi một chỗ xem tivi, chơi điện tử, sử dụng điện thoại hay các loại thiết bị điện tử khác, thậm chí vừa sử dụng vừa ăn vặt, nhất là đồ ăn nhanh.

Những hệ lụy sức khỏe của béo phì 

  • Hen suyễn: trẻ em thừa cân tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

  • Bệnh tiểu đường — Bệnh tiểu đường loại 2, trước đây được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người trưởng thành, ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên thừa cân. 

  • Sỏi mật — Tỷ lệ mắc sỏi mật cao hơn đáng kể ở những người béo phì.

  • Các vấn đề về gan — Những người béo phì có nguy cơ cao mắc các vấn đề về gan được gọi là viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH), có thể dẫn đến xơ gan.

  • Các vấn đề về xương và khớp: Trọng lượng tăng thêm gây thêm căng thẳng cho hông và đầu gối. Béo phì ở trẻ em có thể gây đau và đôi khi bị thương ở hông, đầu gối và lưng.

  • Thừa cân khiến việc tập thể dục, chơi thể thao hoặc bất kỳ hoạt động thể chất nào trở nên khó khăn hơn.

  • Bệnh về hô hấp: thừa cân có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn hoặc khiến trẻ phát triển bệnh hen suyễn. Trẻ em thừa cân có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, đây là một chứng rối loạn hô hấp nghiêm trọng, có khả năng đe dọa đến tính mạng, được đặc trưng bởi những cơn ngừng thở ngắn trong khi ngủ. Trong một thời gian dài, điều này có thể dẫn đến suy tim.

  • Xu hướng dậy thì sớm hơn, chu kỳ kinh nguyệt không đều và các vấn đề về khả năng sinh sản ở tuổi trưởng thành

  • Các yếu tố nguy cơ tim mạch (bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường) phát triển trong thời thơ ấu có thể dẫn đến bệnh tim và đột quỵ khi trưởng thành.

  • Trẻ em cũng có thể có các vấn đề về cảm xúc và có thể bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt.

Giải pháp dinh dưỡng và tập luyện

Giải pháp dinh dưỡng và tập luyện cho trẻ thừa cân béo phì VIAM clinic

  • Giảm dần năng lượng của chế độ ăn hiện tại nhưng vẫn phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo tuổi của trẻ. Tiếp tục duy trì việc uống sữa nước không đường và ít béo.

  • Ghi nhật ký chế độ ăn và chế độ tập luyện cho trẻ.

  • Giảm tần suất ăn vặt. Hạn chế cho trẻ ăn đêm, ăn muộn.

  • Không cho trẻ sử dụng đồ uống có đường, có gas.

  • Không thức khuya, ngủ muộn sau 10 giờ tối.

  • Áp dụng mô hình tháp vận động

Đảm bảo sự tăng trưởng bình thường của trẻ.

Mục tiêu điều trị ban đầu là duy trì cân nặng của trẻ. Chỉ phải giảm cân ở trẻ > 2 tuổi bị béo phì có biến chứng giả u não, tiểu đường, tăng huyết áp, ngưng thở khi ngủ; trẻ > 7 tuổi béo phì nặng (CN/CC > + 4 SD) với tốc độ giảm cân thích hợp khoảng 500g mỗi tháng.

Vận động:

+ Vận động bao gồm nhiều loại hình chứ không chỉ là chơi thể thao: di chuyển (đi bộ, đạp xe), giải trí (trò chơi vận động của trẻ), công việc (làm việc nhà, làm vườn…) thông qua tập thể dục và cuối cùng là chơi thể thao.

+ Giảm thời gian nhàn rỗi tĩnh tại xem tivi, máy tính bằng cách làm vườn, làm việc nhà, đi dạo…mang lại lợi ích nhiều hơn ngồi yên tĩnh và tổng hợp những hoạt động như vậy sẽ giúp tiêu hao đáng kể năng lượng.

Một số loại hình tập luyện đơn giản

Một số loại hình tập luyện đơn giản cho trẻ thừa cân béo phì VIAM clinic

  • Chạy bộ đạp xe: Thời gian từ 30 phút-1giờ, tốc độ vừa phải để đảm bảo có thể hít thở nhẹ nhàng đều đặn.

  • Bơi: 1-2giờ/lần, 1-2 lần/tuần, đặc biệt thích hợp với những trẻ có vấn đề liên quan đến đau cơ khớp do tải trọng cơ thể.

  • Lắc vòng, nhảy dây: Đơn giản, dễ thực hiện, tác động tốt cho vòng eo, hông, mông, đùi.

  • Một số môn thể thao: Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông đòi hỏi phải có sân bãi, thiết bị nhưng dễ tiếp cận với trẻ em, thanh thiếu niên

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết ​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Đề phòng viêm phổi ngày hè

Để đối phó với thời tiết nóng bức, nhiều gia đình sử dụng điều hòa để nhiệt độ thấp dưới 20 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ phòng lạnh và ngoài trời quá cao, khiến trẻ khó thích nghi, có thể gây viêm phổi.

Phân biệt bệnh Bạch hầu và bệnh viêm họng, viêm amidan

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác...