Thường xuyên cảm giác ù tai, ngứa ngáy, coi chừng!

Nguyễn Như Quỳnh
Lúc nào cũng nghe thấy tiếng ù ù, cảm giác ngứa ngáy, khi bệnh nhân đi khám được khám bác sĩ lấy ra từng mảng nấm rất đáng sợ.

Giật mình phát hiện nấm mọc kín trong tai

Ngứa tai, ù tai, khó chịu hãy nghĩ tới nguyên nhân do nấm.

Theo PGS.TS Võ Thanh Quang, Giám đốc Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương, trong những ngày hè, số bệnh nhân tới khám do mắc phải bệnh nấm tai khá nhiều. Có khoảng 5-10% trường hợp bị nấm tai tới khám là do đi bơi, nguyên nhân nấm tai còn do đi lấy ráy tai tại tiệm cắt tóc gội đầu. Bác sĩ Quang đã từng khám và điều trị cho bệnh nhân bị nấm tai bong ra từng mảng do lấy ráy tai ngoài tiệm cắt tóc và đi bơi.

Mùa hè nắng, nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm phát triển. Người bị nấm tai là do thường xuyên để tai bị ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm sinh sôi mọc trong ống tai.

“Trong mùa hè, người thường xuyên đi bơi có nguy cơ bị nấm tai cao hơn người thường. Do nước có thể vào tai khi bơi, nếu không được vệ sinh và giữ khô sẽ là cơ hội cho nấm phát triển. Tại những bể bơi không đảm bảo vệ sinh, chất lượng nước không được xử lý theo đúng tiêu chuẩn, ngoài nguy cơ nấm tai còn có thể mắc các bệnh về da và mắt”, bác sĩ Quang nói.

Nấm tai còn có nguy cơ bị lây nhiễm do dùng chung dụng cụ lấy ráy tai. Bác sĩ Quang cho hay, 80% những trường hợp điều trị nấm tai tại bệnh viện là do dùng chung dụng cụ lấy ráy tai lại các tiệm cắt tóc, gội đầu.

“Mọi người thường có thói quen cắt tóc, gội đầu và lấy ráy tai, thói quen này có nguy cơ bị nhiễm nấm cao. Vì trên da đầu có rất nhiều loại nấm, vừa cắt tóc rồi lấy ráy tai, nấm trên đầu có thể dễ dàng rơi vào ống tai và phát triển. Dùng chung dụng cụ nếu không được vệ sinh sạch sẽ dễ bị lây nấm từ người khác. Quá trình lấy ráy tai bị xây xước có thể có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác”, bác sĩ Quang cho biết.

Chữa nấm tai dễ mà khó

Triệu chứng khi bị mắc nấm tai thường rất ngứa, ù tai, đau tai và khó chịu. Nấm tai không được chữa trị tận gốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng nghe và gây ra biến chứng viêm tai.

Bác sĩ Quang cho hay: “Nấm tai không dễ chữa, vì nấm có rễ bám trong tai, khó diệt hết. Vì vậy, khi bị nấm tai cần phải tới bác sĩ khám và điều trị dứt điểm. Nếu bệnh nhân điều trị tại nhà, nguy cơ tái phát rất cao do không lấy hết được phần chân của nấm. Tại cơ sở y tế chuyên khoa, bệnh nhân sẽ được lau sạch nấm bằng dụng cụ, bôi kháng sinh chống nấm”.

Bác sĩ Quang khuyến cáo, cách đề phòng nấm tai là nên vệ sinh tai sau khi đi bơi và tắm xong, dùng bông tai lau nhẹ nhàng nước có ở tai. Không nên lấy ráy tai tại các tiệm cắt tóc gội đầu. Khi tai có những dấu hiệu bất thường cần phải đi khám sớm, không nên tự ý điều trị tại nhà.

Theo Emdep

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thường xuyên cảm giác ù tai, ngứa ngáy, coi chừng! tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Khuyến cáo dịch bệnh gia tăng dịp cuối năm tại TP. Hồ Chí Minh

'Giai đoạn cuối năm là thời điểm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có khả năng tăng cao, trong đó bao gồm cả COVID-19. Bên cạnh đó, nhu cầu giao thương, du lịch vào cuối năm tăng cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan' - Đây là khuyến cáo vừa được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) đưa ra trong thời điểm Tết Giáp Thìn 2024 đang cận kề.