Tọa đàm “Đạo đức nghề Báo” nhân Kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Khánh Linh
Chương trình diễn ra ngày 10/6, do Ban Thường vụ Công đoàn cơ quan TƯ. Đoàn phối hợp với Đoàn thanh niên cơ quan TƯ. Đoàn tổ chức.

Tham dự buổi tọa đàm có sự tham gia của Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan; Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn thanh niên cơ quan Trung ương Đoàn; Chủ tịch, Phó chủ tịch Công đoàn các đơn vị báo chí, xuất bản; Bí thư Đoàn thanh niên các đơn vị báo chí, xuất bản; cùng toàn thể đoàn viên công đoàn và đoàn viên thanh niên là phóng viên, biên tập viên các đơn vị khối báo chí, xuất bản trực thuộc cơ quan Trung ương Đoàn.

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ, hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Tại Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau với ý nghĩa đồng nhất là: Đạo đức nghề báo, đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo...

Nhà báo Lê Quốc Minh, Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam(TTXVN); nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong; nhà báo Đặng Thị Phương Thảo, Phó Tổng Biên tập Báo Thanh niên cùng trao đổi tại toạ đàm.

Trao đổi tại buổi tọa đàm, Nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam(TTXVN) cho rằng: "Để xây dựng niềm tin với bạn đọc, báo chí hiện đại cần chuyên nghiệp, công bằng, đa chiều và luôn cần thẩm định thông tin; Bất cứ thông tin nào cũng đều cần phải thẩm định chặt chẽ, nhiều chiều.”

Phó Tổng giám đốc TTXVN cũng khẳng định rằng: “Sứ mạng của người phóng viên là làm sao nỗ lực đưa sự thật đến với công chúng; Tăng uy tín của tờ báo bằng những nội dung chất lượng cao”.

Cũng trong buổi tọa đàm, nhà báo Lê Xuân Sơn (Tổng Biên tập Báo Tiền Phong) chia sẻ khi nhận được câu hỏi về tình trạng tha hóa của báo chí hiện nay, rằng: “Tình trạng tha hóa báo chí nghiêm trọng thể hiện qua niềm tin, thái độ của công chúng. Báo chí đang dần mất đi niềm tin ở xã hội qua những việc làm như: Đưa thông tin 1 cách chủ ý, lặp đi lặp lại những chuyện đã xử lý và khắc phục hậu quả từ lâu dù bây giờ có thể họ làm rất tốt và cuối cùng là làm báo theo kiểu quan toà nghĩa là cho rằng họ làm sai và không thể tha thứ.”

Chia sẻ ý kiến của mình, Nhà báo Đặng Thị Phương Thảo-Phó Tổng Biên tập Báo Thanh Niên cho rằng 4 yếu tố để tạo nên 1 cơ quan báo chí lành mạnh đó là: Công chúng(có bạn đọc); nội dung tốt; kinh tế báo chí tốt và thương hiệu mạnh. Đồng thời, chị cũng khẳng định rằng: “Tờ báo càng đàng hoàng lịch sự tử tế thì bạn đọc càng trân trọng yêu quý, doanh nghiệp tin cậy. Hãy hành nghề 1 cách nhân đạo, tử tế bởi vì 1 bài viết sẽ có tác động rất lớn đến mỗi doanh nghiệp, gia đình hay 1 cá nhân”.

Thông qua buổi tọa đàm đã giúp cho những nhà báo, phóng viên, biên tập viên các đơn vị khối báo chí, xuất bản nâng cao nhận thức hình thành cơ chế tự điều chỉnh trong việc thực hiện các quy phạm đạo đức nghề báo, cần cải thiện và không ngừng đổi mới, bắt theo xu hướng về nội dung, hướng đến một nền báo chí phát triển lành mạnh, trung thực, có uy tín, tạo sự tin cậy cho độc giả. 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tọa đàm “Đạo đức nghề Báo” nhân Kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Con đi trải nghiệm, phụ huynh: Người vui, người tủi, người lo lắng

Theo chia sẻ của các phụ huynh, hoạt động trải nghiệm, về cơ bản đều mang đến những khám phá mới mẻ, thú vị, bổ ích, niềm vui cho con. Tuy nhiên, việc những hoạt động này liệu đã thực sự đảm bảo tuân thủ quy định của Bộ GD&ĐT, nhận được sự đồng thuận của các phụ huynh và đã thực sự đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tham gia hay chưa thì còn nhiều câu hỏi cần phải giải đáp.