Tồn tại một lỗ đen “siêu to khổng lồ” ngoài vũ trụ, lớn gấp 70 lần so với mặt trời

Khiết Anh
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một “lỗ đen quái vât” khổng lồ đến mức theo lý thuyết, nó không nên tồn tại.

Đây là một dạng lỗ đen sao, được hình thành sau khi những ngôi sao chết và nổ tung. Các nghiên cứu trước đây đã tin rằng giới hạn của những lỗ đen này không quá 20 lần khối lượng mặt trời của chúng ta bởi vì khi chúng chết đi, phần lớn khối lượng được phân rã thông qua  các vụ nổ và bị gió cuốn đi.

Thế nhưng lần này, giả thuyết đã bị lật đổ bởi lỗ đen mới phát hiện mang tên LB-1. Theo thông cáo báo chí của Viện Khoa học Trung Quốc, lỗ đen này nằm cách xa chúng ta khoảng 15.000 năm ánh sáng và có khối lượng gấp 70 lần so với mặt trời: “Các lỗ đen có khối lượng như vậy thậm chí không tồn tại trong thiên hà theo hầu hết các mô hình tiến hoa sao hiện tại. LB-1 lớn gấp đôi so với những gì chúng ta nghĩ là có thể nên các nhà khoa học cần bắt tay ngay vào việc giải thích sự hình thành của nó”.

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã đề xuất ra một số lý thuyết. Kích thước tuyệt đối của LB-1 cho thấy nó có thể hình thành từ sự sụp đổ không chỉ của 1 ngôi sao. Thay vào đó, khả năng là có 2 lỗ đen nhỏ đang quay quanh nhau.

Một khả năng khác được để xuất nó được hình thành từ một “siêu tân tinh dự phòng”. Đó là khi siêu tân tinh- giai đoạn cuối cùng của một ngôi sao phát nổ, đẩy vật chất trong vụ nổ vào vũ trụ rồi sau đó rơi trở lại siêu tân tinh, tạo ra một lỗ đen.

Về mặt lý thuyết, điều này là hoàn toàn có thể nhưng các nhà khoa học chưa bao giờ chứng minh hay quan sát nó. Nếu đây là cách LB-1 hình thành thì lần đầu tiên chúng ta có thể có “bằng chứng trực tiếp cho quá trình này”, đại diện nghiên cứu cho biết.

LB-1 không phải là lỗ đen lớn nhất từng được phát hiện nhưng nó là lỗ lớn nhất của loại hình lỗ đen sao này. Theo NASA, có một số loại lỗ đen và lỗ đen sao như LB-1 nằm ở phía xa hơn. Các lỗ đen siêu lớn có thể gấp háng tỷ lần khối lượng mặt trời của chúng ta.

Các nhà khoa học tin rằng, các lỗ đen siêu lớn có thể được kết nối với sự hình thành của thiên hà vì chúng thường tồn tại ở trung tâm các hệ sao. Nhưng thực tế chúng ta vẫn chưa rõ chính xác chúng được hình thành như thế nào.

Các lỗ đen của sao thường nằm rải rác trong vũ trụ nhưng rất khó phát hiện vì chúng không phát ra tia X. Chính vì thế nhóm nghiên cứu đã xác định chúng bằng cách tìm kiếm các ngôi sao đang quay quanh một vật thể vô hình nào đó và bị lực hấp dẫn của nó kéo vào. Sau một thời gian dài tìm hiểu, họ đã phát hiện ra một ngôi sao khổng lồ nặng gấp 8 lần mặt trời, quay xung quanh một lỗ đen hóa ra là LB-1.

David Reitze, nhà vật lý học tại Đại học Florida cho biết: “Phát hiện này buộc chúng ta phải kiểm tra lại các mô hình nghiên cứu về cách các lỗ đen sao xuất hiện”. Được biết vào tháng 5, nhóm của Reitze đã có một khám phá nổi bật khi quan sát được sự va chạm của một ngôi sao Neutron và lỗ đen phát ra những gợn sóng trong không gian và thời gian. Phát hiện này và giờ là LB-1 chỉ ra rằng các nhà khoa học đang đạt đến sự phục hưng về vật lý thiên văn lỗ đen, Reitze chia sẻ với báo chí.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tồn tại một lỗ đen “siêu to khổng lồ” ngoài vũ trụ, lớn gấp 70 lần so với mặt trời tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Trái Đất nặng tới mức nào?

Giới chuyên gia mất hàng trăm năm để ước tính khối lượng Trái Đất và cho tới nay vẫn chưa thống nhất về con số chính xác.