Trắc nghiệm hóa các bài tập tự luận trong sách giáo khoa

vuhien
Với sáng kiến trắc nghiệm hóa các bài tập tự luận trong sách giáo khoa, cô Kiều Thị Lệ Thủy đã giúp cho các học sinh trường THPT Yên Lãng (Mê Linh, Hà Nội) đạt kết quả cao tại kì thi THPT quốc gia năm 2017.

Cô Thủy chia sẻ: Trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu điểm, đặc biệt là sự khách quan và công bằng cho tất cả thí sinh. Đề thi trắc nghiệm khách quan được thiết kế tốt sẽ đánh giá được nhiều khả năng tư duy, năng lực ở các mức độ khác nhau của người học.

Tại kì thi THPT Quốc gia năm 2017, môn Toán thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, bài thi gồm 50 câu trong thời gian 90 phút.

Cho dù có nhiều cách giải khác nhau trong bài toán cũng cùng đến một kết quả. Do vậy khi thiết kế câu hỏi thi người ra đề đã tính toán tối thiểu phải qua bao nhiêu bước tư duy mới giải được và mất tối thiểu bao nhiêu thời gian.

Nếu có những cách giải sáng tạo để thu ngắn các bước tư duy và thời gian thì các thí sinh này thực sự có năng lực bậc cao để giải quyết hết các câu hỏi trong bài thi.

Thực tế, trong các các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, trong số 4 phương án trả lời thường có 2-3 phương án rất gần nhau, đòi hỏi thí sinh phải suy nghĩ kỹ lưỡng và có lập luận chặt chẽ để chọn câu trả lời chính xác nhất.

Do vậy, hình thức thi trắc nghiệm khách quan hoàn toàn có thể kiểm tra được tư duy logic và sự sáng tạo của thí sinh. Chính vì thế để học sinh thích nghi với hình thức thi mới thì việc cho học sinh làm bài tập toán trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn là một nhu cầu cấp thiết.

"Trong sách giáo khoa, sách bài tập toán hiện nay rất ít câu hỏi dạng này. Do đó trong quá trình dạy học, ngoài việc dạy học sinh giải toán theo hình thức tự luận thì tôi còn xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và trắc nghiệm hóa các bài tập tự luận trong sách giáo khoa nhằm xây dựng cho học sinh tính tích cực, tự giác, chủ động và phát triển tư duy trong học tập môn toán".

Sau đây là sáng kiến kinh nghiệm "Sáng tạo trong dạy học chuyên đề số phức", cô Thủy trình bày phần dạy học sinh theo hình thức trắc nghiệm với nội dung bài 1 và bài 2, bài 3 chương 4-số phức-sách giáo khoa giải tích lớp 12 (ban cơ bản).

Sáng kiến đã liệt kê 7 vấn đề chính để giải toán bài toán về số phức. Sáng kiến đã trắc nghiệm hóa bài tập tự luận trong sách giáo khoa (bài 1-bài 2, bài 3 chương 4- Giải tích 12 cơ bản).

Với cách làm như trên, cô Thủy đã thực hiện trắc nghiệm hóa toàn bộ bài tập môn Toán trong sách giáo khoa lớp 12 và áp dụng giảng dạy tại lớp 12A1 trường THPT Yên Lãng. Trong kì thi THPT kết quả như sau:

Lớp 12A1: điểm 10: 2/41học sinh; điểm từ 9,0 đến 9,8 có 26/41 học sinh; từ 8,0 đến 8,8 có 12/41 học sinh; từ 7,2 đến 7,8 có 1/41 học sinh. 100% học sinh đỗ vào trường đại học công lập trong đó có nhiều học sinh đạt 27 điểm trở lên (3 môn).

Theo Giaoducthoidai

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trắc nghiệm hóa các bài tập tự luận trong sách giáo khoa tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc

Sáng ngày 16/8, tại Đại học Hàng hải Việt Nam (TP. Hải Phòng), báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã tổ chức Lễ khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc với sự góp mặt 272 gương mặt thí sinh ưu tú.

Thiếu nhi Thái Nguyên hướng về biển, đảo Tổ quốc

Năm 2024 là năm thiếu nhi cả nước hào hứng đón chờ nhiều hoạt động để kỷ niệm các ngày lễ lớn và nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như: kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/52024), kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).