Trước một số tiêu cực xã hội: Kì 2: Những phụ huynh khá giả dạy con

Đức Hòa
TNTP - Đây là loạt bài đề cập tới thái độ của mọi người trước một số tiêu cực xã hội, nhất là hiện tượng “sửa điểm” trong Kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua ở một số địa phương.

Kì trước Báo đã nhận định những tiêu cực đó chỉ là đơn lẻ, không phải là tiêu biểu của cộng đồng xã hội, không phải vì nó mà kết luận Ngành Giáo dục của ta là yếu kém…

Mỗi "sự cố" của Ngành Giáo dục bị dư luận đem ra “đập, chém” đều để lại trong mỗi nhà giáo nỗi đau và trăn trở. Phóng viên Báo TNTP đã có buổi tâm sự với Nhà giáo Nguyễn Kim Thoa, nguyên Giáo viên Toán và chủ nhiệm của Trường THCS Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội nhân một số “sự cố” ấy. Cô đã chân thành trải lòng về những phụ huynh mà cô cho là nghiêm túc nhất trong việc nuôi dạy con cái…

Nhà giáo Nguyễn Kim Thoa.

Khóa học 2003- 2007

Trong buổi họp đầu năm, Ban phụ huynh đưa ra khoản thu cho những công việc của lớp khá cao. Tôi có ý kiến và đưa ra mức thu thấp hơn (bằng 1/2 mức phụ huynh định thu) trong đó miễn cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn.

Có nhiều ý kiến khác, nhưng rồi tất cả đều vui lòng với mức thu thấp đó. Ban phụ huynh thu và ghi biên bản. Khi kiểm tiền thấy thừa, bằng đúng số tiền các trò được miễn. Tất cả đều thắc mắc sao lại có tiền thừa như thế?! Về sau tôi mới phát hiện ra nguyên nhân tiền thừa là do chị… Tùng. Gia đình anh chị là gia đình khá giả ở Hà Nội. Anh chị luôn bằng cách này hay cách khác âm thầm và lặng lẽ tài trợ cho các khoản của lớp. Chúng tôi rất cảm phục anh chị.

Khá giả vậy đó, vậy mà trong giao tiếp anh chị Tùng luôn tôn trọng con, thầy cô và bạn bè của con. Suốt 4 năm con học, anh chị sát cánh cùng lớp của con trong mỗi dịp liên hoan khen thưởng, tham quan, đi làm từ thiện, cùng giáo viên thăm hỏi trò khi có việc hiếu hay ốm đau… rất chu đáo.

Rất gần gũi với thầy cô của con, nhưng chưa khi nào anh chị đặt vấn đề xin điểm cho con gái được học sinh giỏi (dù mỗi năm học giỏi thi vào lớp 10 đều được cộng điểm). Trong 4 năm học, con gái anh chị đạt tiên tiến 3 năm và 1 năm giỏi, đúng với sức học của con.

Khóa học 2011-2015

Một phụ huynh gặp tôi đặt vấn đề xin tài trợ để lớp sửa chữa, lắp điều hòa, học sinh uống sữa hàng ngày, đóng góp quỹ lớp… Rất nhiều tiền cho nhiều khoản trong 4 năm học chị rất sẵn lòng ủng hộ. Tôi choáng!

Các hoạt động của trường chị đều có tên trong sổ vàng về đóng góp (toàn bộ máy tính cho phòng thư viện, máy phô tô, sữa uống thường xuyên cho 4 nghìn trò trong trường. Về sau tôi mới biết chị là Thái Hương, Chủ tịch Hãng sữa TH True Milk nổi tiếng.

Bà Thái Hương, Chủ tịch TH True Milk, người được cô giáo Nguyễn Kim Thoa kể tới trong câu chuyện của mình.

Cái quý nhất là thái độ của chị Thái Hương về dạy con. Dù chị bận lắm, nhưng không bỏ buổi họp phụ huynh nào của con, tham gia nhiều cuộc tham quan, từ thiện cùng lớp con.

Chị luôn tôn trọng, hòa đồng và thân thiện với phụ huynh và giáo viên lớp con mình và chị cũng chưa một lần tỏ ý này nọ để can thiệp vào kết quả học của con. Những năm tôi chủ nhiệm, con chị đạt tiên tiến và điểm số đánh giá đúng kết quả học tập của con. Hết lớp 9, con ngẩng cao đầu (thừa điểm) bước vào trường công lập.

Tôi đã dạy trò là con của những phụ huynh khá giả như chị Tùng, chị Thái Hương. Tôi thấy họ biết sử dụng tiền để con sống hòa đồng cùng các bạn, biết sức học của mình, tôn trọng thầy cô và nhất là để chúng hiểu đồng tiền không phải mua được tất cả.

Khi biết tôi sắp nghỉ hưu, chị Thái Hương đặt vấn đề mời tôi tham gia trường học TH của chị. Tôi thấy hạnh phúc vì phụ huynh đã tin tay nghề dạy học của tôi. Nhưng tôi đã từ chối, bởi muốn nghỉ ngơi sau nhiều năm lên lớp. Song tôi cũng hiểu và đánh giá cao chị. Chị quan hệ tốt với chúng tôi không phải để cho những năm học của con chị ở Trường Giảng Võ trôi chảy, mà thực sự là mối quan hệ tình người trong sáng, cao đẹp và không toan tính.

Nhà giáo Nguyễn Kim Thoa kể
Đức Hòa ghi chép và giới thiệu

Để tránh từ xa những tiêu cực mai sau của ai đó trong xã hội, cộng đồng chúng ta phải biết giáo dục, nâng niu con người từ khi các em còn nhỏ: Không được gây áp lực thành tích cho các em, không dạy các em dùng những thủ đoạn gian dối để tìm sự “vượt trội” hay thành tích nào đó cho riêng mình. Cần phải dạy cho con em mình biết chấp nhận những thất bại mang tính thời điểm, nếu có, của mình. Nếu có tình yêu với học tập và công việc, các em sẽ đạt được những thành tích khiến nhiều người phải trân trọng trong những dịp khác của cuộc đời.

Xã hội vẫn còn những con người có suy nghĩ và quan điểm cao đẹp như Nhà giáo Nguyễn Kim Thoa, chị Tùng, chị Thái Hương trong câu chuyện ở trên. Cần phải phát huy nó trước cơn bão câu view của mạng xã hội ngày nay.

Mời các bạn đón đọc kì cuối vào ngày mai trên thieunien.vn.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trước một số tiêu cực xã hội: Kì 2: Những phụ huynh khá giả dạy con tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Con đi trải nghiệm, phụ huynh: Người vui, người tủi, người lo lắng

Theo chia sẻ của các phụ huynh, hoạt động trải nghiệm, về cơ bản đều mang đến những khám phá mới mẻ, thú vị, bổ ích, niềm vui cho con. Tuy nhiên, việc những hoạt động này liệu đã thực sự đảm bảo tuân thủ quy định của Bộ GD&ĐT, nhận được sự đồng thuận của các phụ huynh và đã thực sự đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tham gia hay chưa thì còn nhiều câu hỏi cần phải giải đáp.

Hoạt động trải nghiệm cho học sinh có đang đi chệch quỹ đạo?

Môn học Hoạt động trải nghiệm đã đi vào giảng dạy chính thức tại các cấp học trên toàn quốc từ năm học 2020-2021 với ý nghĩa tốt đẹp là giáo dục nhân cách, kĩ năng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Vậy nhưng, trong quá trình giảng dạy đã nảy sinh những bất cập.