Tưởng iPhone bị ma ám, hóa ra chỉ là bất cẩn tai hại

quochoi
Trạng thái hiển thị “Headphone” vẫn luôn hiện lên mỗi khi chỉnh volume, tuy nhiên lại không hề có tai nghe nào cắm vào cả, cứ như có "ma ám" vậy.

Bạn là một người dùng công nghệ nói chung hay kể cả là một fan hâm mộ riêng của từng dòng điện thoại như iPhone hay các smartphone Android - nhất là các tín đồ âm nhạc - chắc chắn sẽ có lúc dùng đến tai nghe. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng thói quen đơn giản này là vô hại và sẽ không có rủi ro gì xảy ra nhé.

Tai nghe là phụ kiện gần như không thể thiếu của mỗi người dùng smartphone.

Vậy đã bao giờ bạn rơi vào những trường hợp khó hiểu khi mà smartphone của mình bỗng nhiên liên tục nhận tín hiệu đang có tai nghe cắm vào, kể cả khi bạn không hề dùng nó chưa? Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là trạng thái hiển thị “Headphone” vẫn luôn hiện lên mỗi khi chỉnh volume, nhưng không hề có tai nghe nào cắm vào cả, cứ như có "ma ám" vậy.

Bạn đừng nghĩ rằng nó vô hại, thực ra sẽ là rất phiền phức đấy, vì khi đó các âm báo (chỉ trừ cuộc gọi đến và tin nhắn) sẽ không bao giờ lên tiếng cả, vì chiếc “dế yêu” đang tự cho rằng  tai nghe đang được dùng mà, nên sẽ không có chuyện báo âm ra loa ngoài đâu.

Liệu đây có phải là một lỗi phần cứng/phần mềm nào đó, khiến chiếc “dế yêu” bị hỏng và bạn phải ráo riết chạy đến nơi bảo hành? Bạn đã thử cắm một chiếc tai nghe thật vào, nghe thử mà vẫn thấy hoạt động bình thường, nhưng rút ra thì máy vẫn nhận tai nghe? Thế có đáng sợ không…

Thật ra, đây là hiện tượng xảy ra khi đã có quá nhiều bụi, chỉ vụn, vải lông bị vướng mắc vào bên trong jack cắm tai nghe. Ít không đáng kể thì không sao, nhưng nếu đủ nhiều thì chúng sẽ vón cục và kẹt cứng ở đó, đủ để tạo nên tác động tĩnh điện vào mạch tiếp nhận tín hiệu trong khe cắm. Do vậy, smartphone sẽ hiển nhiên nhận diện đó là một đầu cắm tai nghe nào đó vẫn đang sử dụng, và tất nhiên là giữ nguyên trạng thái đó trên máy rồi.

bụi bẩn kẹt cứng trong jack cắm tai nghe gây nên hiện tượng "ma ám" cho chiếc smartphone của bạn

 

Điều này hoàn toàn cũng có thể xảy ra với cả chân cắm sạc, chỉ khác là nó sẽ khiến cho chất lượng điện truyền tải và cả tốc độ sạc bị ảnh hưởng. Ban đầu có thể khó nhận thấy, nhưng nếu mức độ trầm trọng quá thì sẽ khiến bạn ức chế hơn nhiều đó.

Vậy làm thế nào để khắc phục: Các bạn hãy dùng một chiếc tăm gỗ, que nhựa nhỏ hoặc nhíp chuyên dụng để khều dần các lớp bông, vải vụn ra.

Tuy nhiên các bạn cũng nên lưu ý:
- Tránh dùng que kim loại phòng trường hợp chạm vào mạch gây ảnh hưởng.
- Không dùng tăm bông vì có thể lại càng khiến cho bông kẹt vào gây tình trạng tệ hơn.
- Và tất nhiên là… không dùng nước để phụt rửa rồi!

Quốc Hội (Tổng hợp)

 

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tưởng iPhone bị ma ám, hóa ra chỉ là bất cẩn tai hại tại chuyên mục Sành của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sành khác

Trung Quốc phát triển UAV siêu nhỏ cỡ... con muỗi

Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc (NUDT) mới đây đã giới thiệu mẫu máy bay không người lái (UAV) có kích thước siêu nhỏ, chỉ tương đương một con muỗi. Sản phẩm được đánh giá là bước tiến đột phá trong lĩnh vực robot sinh học, mở ra nhiều tiềm năng ứng dụng vào đời sống.

Hàng loạt nhóm Facebook “bay màu” rồi bất ngờ hồi sinh

Tối 24/6, nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam bất ngờ phát hiện hàng loạt group quen thuộc bất ngờ “biến mất”. Nhiều nhóm có hàng triệu thành viên bị đổi tên, đình chỉ hoặc dừng hoạt động mà không rõ nguyên nhân. Một số quản trị viên cũng bị hạn chế tính năng như không thể gửi tin nhắn, fanpage liên kết bị khóa, dẫn đến việc nhiều admin phải chủ động tạm ngưng nhóm để kiểm soát tình hình.

Cảnh báo đến người dùng CapCut sau thay đổi điều khoản sử dụng

CapCut, một trong những ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí được ưa chuộng nhất hiện nay, vừa âm thầm cập nhật một thay đổi lớn trong Điều khoản dịch vụ. Động thái này có thể khiến nhiều người dùng trên toàn cầu lo ngại, khi họ phải chấp nhận chuyển giao quyền sử dụng đối với không chỉ cảnh quay mà còn cả giọng nói, khuôn mặt và nỗ lực sáng tạo mà không được đền bù.