Chế độ ăn ít protein
Protein làm tăng sản xuất hormone giữ cho bạn no bụng và làm giảm mức độ hormone kích thích cơn đói. Vậy nên, nếu bạn không ăn đủ protein, bạn có thể có xu hướng cảm thấy đói thường xuyên. Ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, cá, sữa, sữa chua, các loại đậu,... trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Chế độ ăn nhiều đường
Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều đường, đặc biệt là fructose sẽ dẫn đến tăng cảm giác ngon miệng. Bởi vì cơ thể sản xuất nhiều ghrelin và ảnh hưởng đến hoạt động của não, báo hiệu cơ thể bạn đang đói và bạn sẽ thèm ăn hơn.
Chế độ ăn ít chất xơ
Không ăn đủ thực phẩm nhiều chất xơ cũng làm tăng cảm giác thèm ăn của bạn. Thực phẩm giàu chất xơ mất thời gian nhiều hơn để tiêu hóa, điều này có lợi cho việc kiểm soát cơn đói của bạn. Vì vậy, nếu bạn luôn cảm thấy dối có thể là do bạn đang ăn ít những thực phẩm giàu chất xơ.
Ăn kiêng
Những người đang ăn kiêng hầu như luôn cảm thấy đói. Lý do đơn giản là mọi người đều cố gắng hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể. Tiêu thụ ít calo hơn so với đốt cháy cơ thể khiến cơ thể sản xuất một loại hormone gọi là ghrelin gây cảm giác đói. Một chế độ ăn ít calo làm tăng sản xuất ghrelin và gây ra đói ngay cả khi chúng ta vừa ăn xong.
Ngủ không đủ giấc
Tình trạng thiếu ngủ làm cơ thể bạn không được sản sinh đủ hormone giúp kiểm soát cơn đói như leptin, ghrelin,... nên bạn có thể sẽ cảm thấy thèm ăn vặt nhiều hơn. Nếu kéo dài tình trạng này thường xuyên thì bạn sẽ vô tình thu nạp nhiều calories và chất béo gây thừa cân, béo phì.
Bạn nên chú ý ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, đồng thời hạn chế việc thức khuya thường xuyên.
Căng thẳng quá mức
Việc gặp căng thẳng, lo lắng quá mức trong công việc hay cuộc sống dễ khiến bạn sản sinh nhiều hormone cortisol. Loại hormone này thường khiến bạn thèm ăn mọi lúc mọi nơi.
Uống quá ít nước
Nếu không uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày thì cảm giác đói vặt cũng có thể xảy ra với bạn. Vì vậy, hãy cố gắng cung cấp đủ từ 2 - 2,5 lít nước/ngày để cải thiện tình trạng thèm ăn mất kiểm soát.