Không giống các loại virus hô hấp khác, SARS-CoV-2 gần như không tấn công trẻ em như chúng tấn công người trưởng thành hoặc người già. Theo các nhà nghiên cứu, hệ thống miễn dịch bẩm sinh của trẻ chống lại virus hiệu quả hơn so với hệ thống miễn dịch của người lớn.
Bên cạnh đó, họ cũng đưa ra nhiều lời giải thích khoa học cho sự bảo vệ của trẻ em trước Covid-19. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đề cao vai trò của vaccine phòng Covid-19 với những trẻ dễ bị tổn thương. Đồng thời để kiểm soát sự truyền nhiễm. Bởi trong một tháng vừa qua, tỷ lệ trẻ em ở Mỹ nhập viện do mắc Covid-19 đã đạt kỷ lục từ khi biến chủng Omicron xuất hiện. Nó đã phá vỡ nhiều cột mốc quan trọng trước đây.
1. Hệ thống miễn dịch tốt
Có nhiều tuyến phòng thủ khác nhau ở trong hệ thống miễn dịch của con người. Khi nhiễm bệnh, miễn dịch bẩm sinh sẽ được điều phối phản ứng ban đầu để chống lại. Trong khi đó, miễn dịch thích ứng phát triển chậm hơn và chúng hình thành một hệ thống phòng thủ cụ thể.
Theo chuyên gia miễn dịch học và nội khoa tại Đại học Yale - Kevan Herold cho biết, hệ miễn dịch của trẻ giống như một pháo đài thời trung cổ. Phản ứng miễn dịch bẩm sinh gồm chất nhầy ở mũi và cổ họng. Chất nhầy này có tác dụng bẫy các vi khuẩn có hại, chúng như một hàng rào ngăn cản những kẻ tấn công đi ra ngoài. Còn các protein và tế bào trong miễn dịch bẩm sinh sẽ có tác dụng kích hoạt phản ứng miễn dịch ban đầu của cơ thể. Chúng giống như những viên đạn được phóng ra khi kẻ thù xâm lược.
Hệ thống miễn dịch thích ứng là tuyến phòng thủ thứ hai, nó bao gồm tế bào T và tế bào B. Tuy mất nhiều thời gian để bắt đầu phản ứng nhưng hệ thống miễn dịch này có thể ghi nhớ những điểm yếu của các "kẻ thù đã từng xâm lược". Đây chính là những người lính đang chuẩn bị cho trận chiến bên trong pháo đài.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà miễn dịch học đã phát hiện ra mức phân tử bẩm sinh trong hệ thống miễn dịch của trẻ em cao hơn và tăng phản ứng bẩm sinh so với người lớn. Tiến sĩ Herold và vợ mình là bà Betsy Herold (bác sĩ bệnh truyền nhiễm khoa nhi tại Bệnh viện Nhi đồng Montefiore ở Bronx) cho rằng, đây chính là chìa khóa để giúp trẻ chống lại Covid-19 tốt hơn.
2. Khả năng miễn dịch bẩm sinh cao
Hai vợ chồng vị chuyên gia này đã tìm ra được nguyên nhân vì sao khi cùng mắc Covid-19 thì tỷ lệ người lớn phải nhập viện cao hơn nhiều so với trẻ em. Họ cùng với các cộng sự nghiên cứu hệ miễn dịch của trẻ. Nghiên cứu đã so sánh 65 trẻ em và 60 người lớn ở New York mắc Covid-19. Kết quả cho thấy, trẻ ít phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch thích ứng hơn người lớn. Và cũng có thể là do chúng có phản ứng bẩm sinh mạnh hơn.
Bên cạnh đó, họ cũng nghiên cứu các mẫu dịch và cổ họng của 12 trẻ em và 27 người lớn. Kết quả, có nhiều gene liên quan đến khả năng miễn dịch bẩm sinh của trẻ em được kích hoạt.
3. Khả năng phục hồi tốt
Trẻ em có khả năng phục hồi tương đối khá với Covid-19 nên có một số cha mẹ đã không cho con đi tiêm chủng. Theo cuộc khảo sát gần đây của Tổ chức Gia đình Kaiser với 420 bậc phụ huynh, có một nửa trong số đó không quá lo lắng nếu con cái mắc Covid-19.
Số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ chỉ ra rằng, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 ở người dưới 18 tuổi thấp hơn nhiều so với người trưởng thành. Chỉ có khoảng 40% trẻ em đủ tiêu chuẩn đã tiêm đủ. Hàng nghìn trẻ em đã được thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm khác nhau, các tác dụng phụ thông thường của vaccine là rất nhẹ và không có di chứng lâu dài.
Một nghiên cứu cũng chỉ ra, nguy cơ mắc Covid-19 ở trẻ em là tương đương với người lớn. Đồng thời trẻ cũng có khả năng lây lan virus cao hơn. Tuy nhiên, miễn dịch bẩm sinh không bảo vệ 100%. Mặc dù lá chắn bảo vệ đó khá mạnh mẽ nhưng Covid-19 vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe của trẻ.