Vòng quanh thế giới khám phá lễ hội Halloween tại mỗi quốc gia

Mỗi vùng đất trên thế giới đều có ngày Halloween riêng, thời điểm mà mọi người kỷ niệm lễ hội ma quỷ theo truyền thống độc nhất của nước mình.

1. Samhain – Ireland và Scotland

Là những nước Celtic đã truyền cảm hứng cho ngày Halloween thời hiện đại, tại Ireland và Scotland người ta gọi lễ hội ma quỷ là Samhain. Lễ hội này có nguồn gốc từ nền văn hóa Celtic và Dị giáo thời xưa, đánh dấu thời điểm kết thúc vụ mùa và chuẩn bị đón mùa đông. Ngày nay, hai đất nước này tổ chức lễ Samhain với lửa trại, những trò chơi và món ăn truyền thống.

2. Ngày của người chết – Mexico

Tại Mexico và các nước Laton, ngày 1 và 2 của tháng 11 là lúc người dân kỷ niệm "Ngày của người chết" để tôn vinh người thân quá cố. Người ta tin rằng thời điểm này là lúc cánh cổng Thiên đàng mở ra vào nửa đêm ngày 31/10, cho phép các linh hồn quay trở lại trái đất để đoàn tụ với gia đình một ngày.

Lễ hội Ngày của người chết cũng đã từng xuất hiện trong bộ phim Coco của Disney.

3.Day of Dracula – Romania

Nhiều người trên thế giới đã bay đến Romania chỉ để tổ chức lễ hội Halloween tại Transylvania, tại tòa lâu đài được cho là nơi sinh sống của Bá tước Dracula. Có rất nhiều dịch vụ du lịch và tour tại Romania, cho phép du khách tiệc tùng và thăm quan lâu đài của bá tước ma cà rồng nổi tiếng vào dịp Halloween.

4. Kawasaki – Nhật Bản

Vào ngày cuối cùng của tháng 10 trong suốt 2 thập kỷ qua, có gần 4.000 bộ trang phục Halloween với phong cách từ mọi nền văn hóa trên thế giới sẽ tập trung ở Kawasaki, ngoại ô Tokyo, nhằm tổ chức lễ Thiên đường Kawasaki Halloween. Đây là ngày lễ kỷ niệm rất lớn tại Nhật Bản, tuy nhiên không phải ai cũng được tham gia.

5. Pangangaluluwa – Philippines

Pangangaluluwa là lễ hội truyền thống tại Philippines. Vào ngày này, trẻ em sẽ mặc trang phục khác nhau và đi tới gõ cửa từng nhà, nơi chúng sẽ hát cho chủ nhà nghe, và cầu nguyện cho những linh hồn dưới địa ngục. Có vẻ như truyền thống này đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi "Kẹo hay ghẹo" trong Halloween phương Tây. Nhưng vẫn có nhiều nơi giữ vững truyền thống này nhằm mục đích từ thiện.

6. Tháng cô hồn/Ngày hội Ma Đói – Việt Nam, Trung Quốc

Ngày rằm tháng bảy âm lịch, thường rơi vào giữa tháng 8-9, người dân nhiều nước châu Á như Việt Nam sẽ tổ chức cúng ma đói, cô hồn. Từ xa xưa, người ta đã tin rằng các linh hồn sẽ rời khỏi địa phủ và lang thang trên dương gian vào tháng bảy âm. Truyền thống này ra đời nhằm cúng thức ăn và tiền âm phủ cho những linh hồn người chết. 

7. Pitru Paksha - Ấn Độ

Lễ hội Pitru Paksha của Ấn Độ phụ thuộc vào bộ lịch âm của riêng họ,nhưng thường rơi vào tháng 8,9,10, kéo dài suốt 16 ngày. Trong quan niệm Hindu, khi một người chết, thần chết Yama sẽ mang linh hồn đó xuống địa ngục, nơi họ đoàn tụ với những thành viên đã mất trong vòng ba thế hệ trước của mình.

Trong lễ Pitru Paksha, các linh hồn sẽ được trở lại trái đất và thăm gia đình của mình.

8. Dzien Zaduszny – Ba Lan

Đầu tháng 11, những người sinh sống ở Phần Lan sẽ đến thăm mộ của người thân đã mất trong gia đình (tương tự Lễ Các Đẳng, Lễ Thanh Minh và Ngày của người chết). Ngày lễ này được tổ chức với nến, hoa và những món đồ cúng.  Vào ngày thứ 2, họ sẽ tham dự Lễ thánh dành cho các linh hồn người đã khuất.

9. Awuru Odo – Nigeria

 

Lễ hội Awuru Odo đánh dấu sự trở lại của những linh hồn người đã khuất, đoàn tụ với gia đình họ trên dương gian. Kéo dài tới sáu tháng, ngày lễ này gồm những bữa tiệc, âm nhạc và lễ hội mặt nạ, kéo dài cho đến khi người chết quay về âm phủ. Tuy nhiên, lễ hội này chỉ tổ chức hai năm một lần.

10. Pchum Ben – Campuchia


Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, các gia đình Phật tử sẽ cùng nhau tổ chức lễ Pchum Ben, một ngày lễ tôn giáo dành cho người chết. Mọi người làm và tặng kẹo gạo, kẹo cuối, đi lễ chùa để dâng tặng hoa, bày tỏ sự tôn vinh đối với tổ tiên.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vòng quanh thế giới khám phá lễ hội Halloween tại mỗi quốc gia tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

"Bí kíp" nhận biết rắn có độc

Ở một đất nước nóng ẩm như Việt Nam, rắn bò vào nhà là chuyện không hiếm. Lúc đó, việc biết được con rắn ấy có độc hay không rất quan trọng. Vậy rắn độc và rắn không độc khác nhau ở điểm gì?