Ý nghĩa những biểu tượng của 12 cung hoàng đạo (Phần 1)

L.Y
Đã bao giờ bạn tự hỏi, vì sao biểu tượng của các cung lại có hình vẽ như vậy chưa?

Mỗi cung Hoàng đạo đều mang một biểu tượng riêng, một ý nghĩa riêng. Đằng sau hình vẽ đơn giản ấy là cả một truyền thuyết dài, cả những câu chuyện ngàn lẻ một đêm. Cùng khám phá ý nghĩa biểu tượng của các cung nhé!

1. Cung Bạch Dương

Ý nghĩa: Chữ tượng hình này là đôi sừng và chiếc mũi dài của con cừu. Đó cũng là cặp lông mày và chiếc mũi của gương mặt người (cung Bạch Dương kiểm soát phần đầu). Đây cũng là hai nửa mặt trăng được nối lại với nhau bởi một đường thẳng, tượng trưng cho quyền lực và lãnh đạo.

Theo truyền thuyết: Biểu tượng của Bạch Dương là hình ảnh phá cách cái đầu của con cừu đực. Trong truyền thuyết Hy Lạp, Bạch Dương là con cừu mang bộ lông vàng luôn bị nhà thám hiểm Jason săn đuổi trên con thuyền Argo. Tuy vậy, Bạch Dương không bao giờ chịu để người ta tước đi bộ lông của mình. Cũng như truyền thuyết, người thuộc cung Bạch Dương ít khi bỏ cuộc.

2. Cung Kim Ngưu

Ý nghĩa: Chữ tượng hình này là đôi sừng và đầu của con bò. Đây cũng là phần cằm và trái táo Adam nơi cổ họng con người (phần cơ thể mà Kim Ngưu chi phối). Đây là biểu tượng của một nửa mặt trăng hình thành nên một chiếc cốc đặt trên Mặt Trời. Chiếc cốc này tiêu biểu cho sức mạnh vật chất và của cải có được từ sức mạnh ý chí (chiếc vòng tròn).

Theo truyền thuyết: Hình ảnh cách điệu cái đầu của con bò đực là biểu tượng của Kim Ngưu. Trong xã hội tôn thờ các vị thần, bò đực được tôn vinh như biểu tượng của sự phì nhiêu. Sức mạnh và sự kiên định của bò đực giúp người thuộc cung này phát triển bền vững trong cuộc sống.

3. Cung Song Tử

Ý nghĩa: Chữ tượng hình này là một cặp song sinh. Đây cũng chính là phần cánh tay hoặc phổi của con người (phần cơ thể mà Song Tử chi phối). Đây là hai đường thẳng đứng được giới hạn bởi hai đường nằm ngang bên trên và bên dưới, tiêu biểu cho sự khôn ngoan, ham học hỏi và khả năng vận dụng lý trí tổng hợp các thông tin.

Theo truyền thuyết: Biểu tượng của Song Tử là 2 cậu bé sinh đôi đứng cạnh nhau. Cặp song sinh đó là Castor và Pollux, con trai của Leda và Swan (Zeus cải trang). Tính cách của cặp song sinh hoàn toàn trái ngược nhau, vì vậy người thuộc cung này dường như có 2 khuôn mặt đối lập.

4. Cung Cự Giải

Ý nghĩa: Chữ tượng hình này là hai chiếc càng cua. Đây là hai vòng tròn của mặt trời nối liền với hai mảnh trăng hình lưỡi liềm. Mặt trăng tượng trưng cho sự tích trữ kí ức và sự chiếm hữu; hai chiếc vòng tròn tượng trưng cho sức mạnh và sinh lực được thể hiện qua tình cảm và khả năng tưởng tượng.

Theo truyền thuyết: Biểu tượng của Cự Giải là bộ càng cách điệu của con cua. Nữ thần Hera đã gửi con cua tới ngăn cản anh hùng Hercules giết rắn nước Hydra. Thay vào đó, Hercules đã giết con cua, và con vật đã được lên thiên đường. Sự hy sinh của con cua vẫn còn sống đến ngày nay, thể hiện ở tình thương yêu vô bờ bến của các người mẹ – ngự trị trong những người thuộc cung Cự Giải.

5. Cung Sư Tử

Ý nghĩa: Chữ tượng hình này là hai van tim cùa con người (đây là phần cơ thể mà cung Sư Tử chi phối). Đây cũng là kí tự Hy Lạp đầu tiên ở từ Sư Tử. Đây là hai đường tròn dở dang của Mặt trời được nối với mảnh trăng hình lưỡi liềm, tượng trưng cho sức mạnh có được từ cả trí năng lẫn tình cảm.

Theo truyền thuyết: Biểu tượng của cung này là cái đầu của con Sư Tử. Thử thách đầu tiên của Hercules là tiêu diệt sư tử Neman – con quái vật có lớp da dày đến nỗi không mũi tên nào xuyên thủng. Herucles đã dùng tay bóp chết con vật và linh hồn nó bay lên trời. Ngày nay, giống như bản chất, Sư Tử là cung của sức mạnh, sự thông thái, và ý chí không dễ gì khuất phục.

6. Cung Xử Nữ

Ý nghĩa: Chữ tượng hình này là một đường thẳng nối với hai đường cong, một trong hai đường cong này bị cắt ngang. Nó tượng trưng cho sự sáng suốt nối liền với cảm xúc và tình cảm, kết hợp với khả năng thực tiễn.

Theo truyền thuyết: Biểu tượng chữ M của Xử Nữ là viết tắt của Mary – đức mẹ đồng trinh sinh ra chúa Jesus; hoạ tiết bên cạnh đại diện cho bó lúa. Người ta cho rằng bó lúa tượng trưng cho dấu tích còn sót lại của thời ngoại giáo trong giai đoạn hoàng kim của đạo thiên chúa giáo: sự kết hợp cái trong trắng bên trong với sự sung mãn của loài người – cả hai đều là tính cách của Xử Nữ ngày nay.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Ý nghĩa những biểu tượng của 12 cung hoàng đạo (Phần 1) tại chuyên mục Góc ô mai của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc ô mai khác

"Phóng viên nhỏ" kể chuyện

Chúng mình cùng nghe các phóng viên nhỏ kể về những người mà các bạn ấy vô cùng yêu mến. Và các bạn cũng đừng quên thi đua viết bài gửi về chuyên mục để được đăng báo và nhận nhuận bút rất hấp dẫn nhé!