“Cánh tay robot” được chế tạo bởi đôi bạn thân 10X đoạt giải thưởng tại đấu trường Quốc tế

Thu Trà
2 nam sinh chế tạo “cánh tay robot” với mong muốn muốn tạo cánh tay giả có cấu trúc đơn giản, giá thành rẻ, phù hợp với nhiều người khuyết tật tay.

Cùng có chung niềm đam mê nghiên cứu khoa học kỹ thuật, 2 cậu bạn Đức Linh và Đức An, học sinh trường THPT Hàn Thuyên (TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) đã cùng nhau lên ý tưởng về một mô hình robot. Cho rằng mô hình robot ngày này không phải là thứ để trưng bày hay công trình nghiên cứu mà phải có tính ứng dụng cao nhất có thể, nên cả 2 đã chọn lựa làm cánh tay robot trợ giúp những người khuyết tật tay. 

“Cánh tay robot” được chế tạo bởi đôi bạn thân 10X đạt giải thưởng tại đấu trường Quốc tế - Ảnh 1
Phạm Đức Linh (trái) và Nguyễn Đức An (phải) cùng sản phẩm cánh tay robot.

Sau hơn 2 năm miệt mài nghiên cứu, “Cánh tay robot cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần” của đôi bạn đã đoạt giải Ba quốc tế lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí, cùng giải thưởng 1.000 USD (khoảng 23 triệu đồng).

Đức Linh cho biết, do năm 2017 từng có một dự án "Cánh tay robot giúp người khuyết tật" được trao giải Ba tại Hội thi khoa học - kỹ thuật quốc tế của bạn Phạm Huy ở Quảng Trị, nên trước khi bắt tay nghiên cứu, Linh và An phải tìm hiểu rất kỹ về những dự án đi trước, để biết họ đã làm được gì và chưa làm được gì. Từ đó, chúng mình xác định mục tiêu và hướng đi mới, khắc phục nhược điểm công trình đi trước”.

Từ những sản phẩm của đàn anh, Linh và An đã có rất nhiều cả tiến mới trong công nghệ cũng như chức năng để cánh tay robot hữu dụng và hoàn thiện hơn. 

Sau khi cảm thấy sản phẩm đã dần hoàn thiện Linh và An mang sản phẩm đến cho một người bị khuyết tật sử dụng thử. Điều hai cậu bạn thấy vui nhất là lúc người này đeo cánh tay robot và viết được vài nét chữ đầu tiên. Dù viết chữ nguệch ngoạc, không được tròn trịa như bàn tay người bình thường khác, nhưng hai nam sinh cảm nhận được sự vui mừng của người khuyết tật.

“Cánh tay robot” được chế tạo bởi đôi bạn thân 10X đạt giải thưởng tại đấu trường Quốc tế - Ảnh 2
Sản phẩm cánh tay robot hoàn chỉnh do Đức Linh và Đức An chế tạo.

Tổng chi phí để chế tạo cánh tay robot chỉ khoảng 9 triệu đồng. Nhưng chi phí phát sinh như kinh phí để thử nghiệm, sửa đổi, tái sửa đổi, in lại nguyên mẫu 3D, mua mạch do quá dòng cháy mạch, in báo cáo, tiền đi lại để mua linh kiện,… có thể gấp nhiều lần số tiền dự tính ban đầu.

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm Đức Linh đóng vai trò chính, phụ trách thiết kế 3D, lập trình và viết báo cáo. Còn Đức An là cộng sự, phụ trách về tìm kiếm nguyên vật liệu, đóng góp ý kiến để cải tiến chất lượng sản phẩm sau mỗi lần thử nghiệm.

Sau thành công của “cánh tay robot” trên đấu trường Quốc tế không chỉ đem niềm tự hào về cho quê hương Việt Nam, mà còn mở ra những hy vọng cho người khuyết tật tay, có cơ hội tiếp cận với cánh tay robot với giá thành rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Cả Linh và An đều mong muốn những kiến thức tích lũy được, sẽ “truyền lửa” cho các bạn học sinh khác nghiên cứu và đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo có giá trị trong cuộc sống hơn. 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Khánh Hà - “cô nàng nam châm" hút giải

Ở trường THCS Nguyễn Trãi (thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), “sếp trưởng” Hồ Khánh Hà (lớp 9/8) luôn được thầy cô và các bạn yêu mến. Cô nàng Liên đội trưởng này học cực siêu và sở hữu cho mình một thành tích học tập rất “khủng”.

Nam sinh lớp 6 đạt 920 điểm TOEIC

Nguyễn Nam Long, học sinh lớp 6 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, đạt điểm TOIEC 920/990 và đặt mục tiêu đạt điểm tuyệt đối sau hai năm nữa.

Rô-bốt hình người siêu nhỏ

Vừa qua, nhóm 4 học sinh gồm: Aaron Ho Yat Fung, Isaac Zachary To, Justin Wang Tou Dương và Ngo Hei Leung (trường Nam sinh Diocesan, Hong Kong) đã chế tạo rô-bốt hình người nhỏ nhất từng ghi nhận trên thế giới.Họ đã phá kỷ lục trước đó do Zain Ahmad Qureshi (người Pakistan) thiết lập vào năm 2022.