Nếu bạn còn đang băn khoăn về cách sắp xếp nguyện vọng, mốc thời gian, số lần thay đổi có thể tham khảo bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây để tránh sai sót đáng tiếc cho kỳ thi quan trọng sắp tới nhé!
Sắp xếp nguyện vọng hợp lý
Theo các chuyên gia, dù được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng nhưng việc đăng ký quá nhiều nguyện vọng với các ngành khác nhau vào các trường đại học khác nhau là không cần thiết và không nên. Trong xét tuyển đợt 1 này, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký ở mỗi trường
Trước hết, thí sinh nên dành thời gian để suy nghĩ về việc mình thích ngành nào (căn cứ vào sở trường, cơ hội việc làm, năng lực học tập...). Ở đây, ví dụ bạn muốn theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh và mức điểm của mình khoảng 21 điểm cho tổ hợp A00. Sau đó tìm hiểu ngành này có những trường nào đào tạo (chẳng hạn như ĐH Bách khoa HN, Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Ngoại thương HN, Học viện Ngân hàng...)
Tham khảo điểm chuẩn 3-5 năm trước của ngành này ở các trường đó rồi khoanh vùng chọn ra một số trường phù hợp với khả năng của mình.
Ở bước viết nguyện vọng thì việc sắp xếp thứ tự là vấn đề rất đáng quan tâm bởi nó quyết định bạn sẽ học trường nào. Vì thế, ở bước này, thí sinh nên chia nguyện vọng làm thành 3 nhóm cao, vừa tầm, thấp hơn so với năng lực. Hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Sắp xếp nguyện vọng 1 là ngành/trường rất thích học và chắc chắn sẽ theo học nếu đỗ. Đừng để nguyện vọng "chắc ăn" lên đầu. Nhiều thí sinh rất thích một ngành nhưng vì quá lo sợ mà điền nó vào các nguyện vọng dưới. Đến lúc xét tuyển mới biết ngành đó điểm mình có thể đạt được thì không được xét do đã trúng tuyển các ngành học (dù thấp điểm hơn) phía trên. Như vậy sẽ đầy nuối tiếc.
Các nguyện vọng tiếp theo căn cứ vào sở thích, mức điểm và hãy đảm bảo có nguyện vọng "an toàn" để chắc chắn đỗ. Nhìn chung các thí sinh nên chọn nguyện vọng đều là những sở thích của mình.
Khai đầy đủ thông tin để tránh mất điểm
Nhiều thí sinh ghi thiếu hoặc sai các thông tin trên bài thi gây mất điểm. Chẳng hạn thí sinh thường quên ghi tên, ghi sai số báo danh, mã đề thi,...chủ quan sau khi nhận được giấy thi không điền đầy đủ thông tin, mà để đến cuối giờ mới viết. Điều này dễ gây ra nhầm lẫn và thiếu sót.
Trước khi hết giờ làm bài, thí sinh phải chủ động kiểm tra lại các thông tin ghi đầy đủ chưa, sắp xếp bài thi và ghi thông tin cho chính xác. Các thí sinh cần đặc biệt lưu ý nêu xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ với học bạ THPT. Với các chứng chỉ quốc tế như ACT, SAT hoặc A-Level, thí sinh vẫn còn cơ hội để thi và cải thiện hơn mức điểm của mình. Do đó, bạn nên khai đầy đủ thông tin để hệ thống tự tính toán được điểm ưu tiên của thí sinh và quy đổi, đảm bảo quyền lợi, tránh mất điểm ưu tiên một cách đáng tiếc.
Những điểm lưu ý này được dựa trên cơ sở nghiên cứu quy chế xét tuyển đại học những năm trước. Chúc các sĩ tử 2k3 thành công, trúng tuyển vào ngành/trường thực sự yêu thích để có khởi đầu thuận lợi cho sự nghiệp của mình.