10 hiểu lầm về bệnh cúm - Phần 2

Trong phần 2 của bài viết "10 hiểu lầm về bệnh cúm" chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những hiểu lầm phổ biến nhất về bệnh cúm.

Tất cả chúng ta đều rửa tay với xà phòng và nước. Nhưng chỉ riêng điều này chưa đủ để ngăn chặn bệnh cúm.

Bệnh cúm lây truyền trong không khí thông qua các giọt bắn của nước bọt người bị bệnh. Những giọt bắn này có thể bắn vào người bạn và xâm nhập vào mũi, miệng, mắt của bạn. Bạn cũng có thể bị nhiễm cúm do chạm vào các bề mặt có chứa virus, sau đó dùng tay chạm lên mặt (virus cúm có thể sống khoảng 8 tiếng trên các bề mặt, theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC). Vì vậy, bạn nên rửa tay đúng cách với xà phòng và nước sạch, dưới vòi nước chảy, trong ít nhất 30 giây. Đồng thời, hạn chế tối đa việc chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng. Việc làm này có thể sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc cúm.

Bạn cũng nên đứng cách xa người bị cúm ít nhất là 1,8m vì ở khoảng cách này, các giọt bắn sẽ không thể bắn tới bạn được. Bạn cũng nên khử trùng các khu vực chung ở trong nhà hoặc nơi làm việc – những nơi mà người bị cúm thường xuyên lui tới.

Và việc làm tốt nhất bạn có thể làm và nên làm: tiêm vaccine phòng cúm.

Nếu đã bị cúm rồi, thì việc tiêm vaccine sẽ không có tác dụng gì?

Vaccine cúm không giống như vaccine sởi hoặc bại liệt sẽ bảo vệ bạn 100% khỏi nguy cơ mắc cúm. Vaccine cúm chỉ có thể bảo vệ bạn khoảng 60-90%. Nguyên nhân là bởi vì có rất nhiều chủng cúm, và các chủng cúm này lại thường xuyên biến đổi theo từng năm, và rất khó để có thể bảo vệ bạn khỏi tất cả các chủng cúm được. Nếu bạn bị cúm sau khi tiêm vaccine, điều đó có nghĩa là bạn đã bị mắc phải một chủng cúm mà vaccine không thể bảo vệ được.

Và nếu điều này xảy ra, thì vaccine cúm vẫn có tác dụng, nghĩa là sẽ giúp các triệu chứng cúm của bạn nhẹ hơn. Bạn cũng nên ghi nhớ khuyến cáo của CDC: vaccine phòng cúm có thể bảo vệ bạn khỏi việc nhập viện và tử vong vì cúm, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ đi qua mùa cúm mà không bị bất cứ triệu chứng cúm nào, nhưng may mắn là các triệu chứng sẽ nhẹ nhàng hơn và đi qua nhanh hơn rất nhiều so với những người không tiêm vaccine.

Kháng sinh có thể chống lại bệnh cúm?

Kháng sinh thực ra không có tác dụng với virus, mà chỉ có các loại thuốc kháng virus do bác sỹ kê đơn mới có tác dụng. Tamiflu là loại thuốc phổ biến nhất. Loại thuốc này được chứng minh có thể làm giảm thời gian mắc cúm xuống 1-2 ngày, nếu bạn uống trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng cúm đầu tiên. Đây là loại thuốc được khuyến nghị sử dụng cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng hoặc nếu bạn mắc các chủng cúm có khả năng gây bệnh cảnh nặng như cúm A, cúm A H1N1, cúm A H5N1, cúm A H7N9.

Một số loại thuốc khác cũng có thể giúp bạn làm giảm các triệu chứng, ví dụ như các loại thuốc hạ sốt không cần kê đơn (ibuprofen và paracetamol), các thuốc chống dị ứng...

Cách tốt nhất bạn có thể làm khi đã bị cúm: nghỉ ngơi ở nhà, uống nhiều nước và chờ đợi bệnh cúm qua đi. Đừng quên theo dõi các dấu hiệu của mình để nếu bất cứ khi nào bệnh có vẻ nặng lên (xuất hiện ho, khó thở, đau ngực...), hãy đi khám bác sỹ.

Và hãy nhớ: cách dự phòng tốt nhất vẫn là tiêm vaccine cúm.

Liệt dây thần kinh mặt (Bell's palsy) là một phản ứng phụ của vaccine cúm?

Liệt dây thần kinh mặt là tình trạng gây yếu hoặc liệu ở một bên mặt. Đây chỉ là tình trạng tạm thời và sẽ biến mất sau vài tuần, thường được cho là do nhiễm virus, ví dụ như nhiễm virus herpes simplex hay virus Epstein – Barr. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng virus cúm gây ra tình trạng liệt mặt này. Trên thực tế, nhiều năm trước, một vài trường hợp bị liệt mặt sau khi tiêm vaccine cúm được báo cáo lại, nhưng vẫn chưa có một bằng chứng nào cho thấy cúm và liệt mặt có mối quan hệ với nhau cả.

Vaccine cúm có thể gây bệnh Alzheimer?

Vaccine cúm không gây ra bất kỳ căn bệnh nào, bao gồm cả Alzheimer. Alzheimer là một loại bệnh mất trí và có thể gây ra một số thay đổi về nhận thức. Nguyên nhân tại sao một người lại bị bệnh Alzheimer hiện vẫn chưa được biết rõ, do vậy có rất nhiều giả thuyết được đưa ra, trong đó có giả thuyết về việc tiêm vaccine cúm có thể gây bệnh Alzheimer.

Trên thực tế, chỉ là do người cao tuổi thường được khuyên là nên tiêm vaccine cúm hàng năm, do vậy, người cao tuổi thường sẽ tiêm vaccine cúm, và người cao tuổi cũng thường sẽ bị bệnh Alzheimer do lão hóa. Hai tình trạng này không liên quan gì tới nhau, mà chỉ là hai tình trạng thường gặp ở người cao tuổi mà thôi.

Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 10 hiểu lầm về bệnh cúm - Phần 2 tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Lịch nghỉ của học sinh dịp lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, do đó người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục. Theo đó, lịch nghỉ và học bù của học sinh cũng sẽ được điều chỉnh.

Thủ tướng đồng ý nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2450/VPCP-KGVX ngày 12/4/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024.