12 kiến thức khoa học kỳ thú không có trong sách vở, chưa chắc bạn đã được học

Thu Trà
Đây là những kiến thức về khoa học vô cùng thú vị mà có thể bạn chưa từng biết đến khi ngồi trên ghế nhà trường. Chắc chắn chúng sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ đấy.

1. Nếu bạn xoay quả bóng rồi thả nó xuống, nó sẽ bay

Nếu xoay tròn quả bóng và sau đó thả xuống. Ban đầu quả bóng vẫn rơi thẳng xuống nhưng sau đó… nó dần dần thay đổi quỹ đạo thành đường cong parabol và rơi một ở nơi khá xa. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do hiệu ứng Magnus. Khi quả bóng xoay tròn, chuyển động của các phân tử không khí ở phía dòng không khí cùng chiều với chiều quay của quả bóng tăng lên và ở phía còn lại vận tốc của các phân tử khí giảm đi khiến quả bóng sẽ bay theo đường parabol.

14 kiến thức khoa học kỳ thú không có trong sách vở, chưa chắc bạn đã được học - Ảnh 1
Hình minh họa
14 kiến thức khoa học kỳ thú không có trong sách vở, chưa chắc bạn đã được học - Ảnh 2
Trong môn bóng đá, các cầu thủ cũng thường áp dụng hiệu ứng này để tạo nên những cú sút xoáy.

2. Sự thật về tia mặt trời

Thực tế, mỗi tia Mặt trời phóng ra năng lượng khổng lồ, tương đương với quả bom nguyên tử 100 megaton. Sức công phá của hai quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) là khoảng 15 kiloton, tức 0,015 megaton.

 

14 kiến thức khoa học kỳ thú không có trong sách vở, chưa chắc bạn đã được học - Ảnh 3
Hình minh họa

3. Chứng minh Định lý Pitago bằng chất lỏng

Định lý Pytago: Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.

Định lí Pytago đảo: Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.

a2 + b2 = c2

Định lý Pytago có thể được chứng minh theo cách dễ hiểu bằng mô hình chất lỏng sau đây.

14 kiến thức khoa học kỳ thú không có trong sách vở, chưa chắc bạn đã được học - Ảnh 4
Mô hình chứng minh định lý Pytago bằng chất lỏng

4. Chất lỏng có thể sôi và đóng băng trong cùng một thời điểm

Nước có thể tồn tại dưới 3 dạng: rắn, lỏng, khí. Ngoài ra, khi nhiệt độ và áp suất tồn tại trong trạng thái cân bằng nhiệt động lực học phù hợp với cả ba pha rắn, lỏng, khí - ngã ba của chất lỏng - triple point, nước có thể vừa đun sôi, vừa đóng băng cùng một lúc.

Với nước, điều kiện cần để sôi và đóng băng cùng lúc là nhiệt độ đạt 0,01°C và áp suất 0,00603659 atm.

 

14 kiến thức khoa học kỳ thú không có trong sách vở, chưa chắc bạn đã được học - Ảnh 6
Hình minh họa

Trong một thí nghiệm, chất lỏng xiclohexan được đổ vào một bình ở trạng thái chân không. Xiclohexan trên bề mặt bắt đầu đóng băng khi áp suất trong bình giảm xuống, chất lỏng bên dưới sôi, tạo ra quá trình chuyển trạng thái lỏng - rắn liên tục.

5. Tia laser mắc kẹt trong dòng nước

Nhờ hiện tượng phản xạ toàn phần nên ánh sáng luôn đi theo đường thẳng.

Các nhà khoa học tại Đại học Utah, Mỹ đã thực hiện thí nghiệm "bẫy" chùm tia laser trong nước. Họ đục một lỗ nhỏ trên thân chai để nước chảy ra, sau đó họ chiếu chùm tia laser qua chai theo góc độ nhất định.

Khi đó, tia laser không còn giữ đường truyền thẳng ban đầu mà uốn cong theo dòng nước giống như bị mắc kẹt trong đó. Nguyên nhân là do tia laser khi chiếu vào dòng nước bị bẻ cong ở một góc độ nhất định nó sẽ bị khúc xạ chứ không tiếp tục đi thẳng. Quá trình này xảy ra liên tục nên toàn bộ tia sáng sẽ bị bẻ cong theo tia nước.

14 kiến thức khoa học kỳ thú không có trong sách vở, chưa chắc bạn đã được học - Ảnh 7
Hình minh họa

 

6. Điều gì xảy ra khi đập trứng dưới biển

Ở độ sâu 20m dưới đáy biển, nếu bạn đập vỡ một quả trứng thì phần bên trong vẫn giữ nguyên vẹn do áp lực khiến nước biển xung quanh đóng vai trò của vỏ trứng.

14 kiến thức khoa học kỳ thú không có trong sách vở, chưa chắc bạn đã được học - Ảnh 8
Hình minh họa

7. Khoảnh khắc hố đen nuốt chửng một ngôi sao

Hố đen vũ trụ có trọng lực cực kỳ mạnh, bất kỳ thứ gì kể cả ánh sáng cũng bị nó hút vào bên trong. Nhưng không có nghĩa là cứ bị hút vào là sẽ chìm trong bóng tối

Khi một ngôi sao đến gần siêu hố đen, một phần các mảnh vụn sẽ bị rơi vào hố đen. Một số mảnh vụn còn lại sẽ lao vụt đi ở tốc độ lớn tạo ra vầng ánh sáng năng lượng cao dạng tia X dài hàng trăm năm ánh sáng.

 

14 kiến thức khoa học kỳ thú không có trong sách vở, chưa chắc bạn đã được học - Ảnh 9
Hình minh họa

8. Mặt em bé hình thành trong bụng mẹ như thế nào?

Bạn sẽ kinh ngạc khi nhìn thấy những hình ảnh thú vị về sự hình thành khuôn mặt của trẻ trong tử cung người mẹ. Qua thời gian, “dung nhan” của bé sẽ phát triển từ một cái hốc xấu xí ban đầu cho đến khi có mũi, miệng và cuối cùng là khuôn mặt hoàn chỉnh.

14 kiến thức khoa học kỳ thú không có trong sách vở, chưa chắc bạn đã được học - Ảnh 10
Khuôn mặt e bé hình thành thay đổi trong bụng mẹ

9. Mèo luôn tiếp đất bằng 4 chân

Dù ngã ở tư thế nào thì mèo vẫn luôn tiếp đất bằng 4 chân do có bộ xương linh hoạt cùng khả năng xoay người tài tình.

14 kiến thức khoa học kỳ thú không có trong sách vở, chưa chắc bạn đã được học - Ảnh 11
Hình minh họa

10. Có thể biến nước lỏng thành băng đá ngay lập tức

Đặt chai nước tinh khiết đặt trong tủ lạnh, giữ ổn định nhiệt độ ở mức -24 độ C trong khoảng thời gian 2 giờ 45 phút. Sau đó, lấy chai nước ra và gõ nhẹ vào chai hoặc đổ nước lỏng trực tiếp lên một khối băng khác. Nước lỏng ngay lập tức hóa thành băng trong tích tắc.

14 kiến thức khoa học kỳ thú không có trong sách vở, chưa chắc bạn đã được học - Ảnh 12
Hình minh họa

11. "Life-hack" giúp bạn nhìn được khi quên kính

Một mẹo nhỏ giúp những người bị cận có thể nhìn được những gì cần nhìn khi không may bỏ quên kính ở nhà. Đó là nhìn qua một lỗ nhỏ của bàn tay như hình bên dưới.

Ánh sáng sẽ tập trung vào võng mạc nhiều hơn khi ta giới hạn góc nhìn như vậy. Điều đó sẽ gúp hình ảnh trở nên rõ nét hơn.

 

14 kiến thức khoa học kỳ thú không có trong sách vở, chưa chắc bạn đã được học - Ảnh 13
Động tác "Life-hack"

12. Thói quen bẻ khớp ngón tay không mang lại lợi ích gì

Nhiều người lo lắng rằng thói quen bẻ khớp tay có thể gây ra viêm khớp và thoái hóa. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên những người có thói quen bẻ khớp ngón tay của các bác sĩ tại Trung tâm y tế Davis UC (Mỹ) cho thấy không có dấu hiệu của việc rạn nứt hay viêm khớp. Nó chỉ khiến khớp ngón tay bạn to lên.

14 kiến thức khoa học kỳ thú không có trong sách vở, chưa chắc bạn đã được học - Ảnh 14
Vì thế nên đừng bẻ ngón tay nữa nhé

 

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 12 kiến thức khoa học kỳ thú không có trong sách vở, chưa chắc bạn đã được học tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Không cần ăn, vẫn sống nhăn

Nghe có vẻ vô lý nhưng trên Trái Đất tồn tại một loài sinh vật không cần ăn uống suốt 4 năm mà vẫn sống khỏe mạnh. Đó chính là cá phổi Tây Phi, loài cá sống ở vùng nước ngọt và thở bằng phổi.

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.