15 điều teen cần học trong bữa ăn

Nguyễn Như Quỳnh
Pama đừng coi thường những điều này, hãy dạy cho teen những thói quen lịch sự khi ăn uống ngay từ lúc còn nhỏ.

1. Không để mọi người chờ

Pama nên lưu ý teen về thời điểm ăn cơm để các bạn ấy tự giác ngồi vào bàn ăn cùng gia đình khi đến bữa, tránh để mọi người phải chờ.

2. Mời mọi người ăn cơm

Mời mọi người ăn cơm gần như là một quy ước trong các gia đình miền Bắc và miền Trung.

Hãy dạy các bạn ý trong bữa ăn phải mời ông bà, bố mẹ ăn cơm để hình thành thói quen và sự lễ phép ngay từ nhỏ. Pama dạy con mời người lớn tuổi nhất từ ông bà, đến bố mẹ, các anh chị ăn cơm.

3. Xới cơm

Khi trẻ biết xới cơm bố mẹ có thể cho bé ngồi cạnh nồi để xới cơm cho gia đình. Bố mẹ dạy trẻ trong bữa ăn phải xới đều nồi cơm rồi mới xúc ra từng bát, mỗi bát xới 2 muôi, tránh chỉ xới một muôi vì theo quan niệm đó là cho người chết. Cũng không nên xới đầy bát cơm vì mất lịch sự, chỉ nên xới khoảng 2/3 bát.

4. Ăn coi nồi, ngồi coi hướng

Nếu là món ưa thích, nhiều bạn sẽ thoải mái ăn mà đôi khi không chú ý đến những người xung quanh.

Bố mẹ phải dạy teen trong bữa ăn phải chú ý đến những người xung quanh, ăn đều tất cả các món, nếu thức ăn không có nhiều thì hãy ăn ít lại.

5. Kiêng gõ chén bát

Điều này không những gây tiếng ồn, mất lịch sử, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, mà còn là điều kiêng kị bởi người ta quan niệm gõ chén bát là cách gọi các linh hồn đang lảng vảng xung quanh. 

6. Lật cá

Khi ăn hết nửa trên của con cá, chúng ta không nên lật cá vì điều kiêng kị liên quan đến đi lại (bị lật xe, lật thuyền) hơn nữa đây là hành động không đẹp mắt và không tôn trọng người nấu.

Vì thế hãy dạy các bạn ý trong bữa ăn nếu có cá hãy tách xương để sang một bên và ăn tiếp.

7. Không cắm đũa thẳng vào bát cơm

Điều này trông rất mất mỹ quan và người ta kiêng kị bởi nó giống như cơm cúng. Vì thế các gia đình hãy chuẩn bị thêm những chiếc gác đũa trong bữa cơm.

8. Không bới đồ ăn

Pama hãy giải thích cho teen hiểu rằng đây là đĩa thức ăn chung của mọi người, trẻ không nên bới phần ngon nhất trong đó cho riêng mình, như vậy là ích kỉ.

Cũng cần lưu ý thêm với trẻ rằng khi có người khác đang gắp thức ăn từ đĩa thì không được gặp cùng mà phải đợi người đó gắp xong mới được gắp.

9. Không để rơi vãi thức ăn

Hãy dặn trẻ sau khi lỡ tay làm rơi thức ăn hãy nhặt gọn lại. Còn nếu làm rơi vào bát nước chấm chung của mọi người thì phải nhặt thức ăn bị rơi trong đó ra.

10. Dùng đũa khác hoặc đảo đầu đũa khi gắp thức ăn cho người khác

Đảo đầu đũa đôi khi trông không được đẹp mắt và bất tiện nên khi gắp thức ăn cho người khác tốt nhất là hãy dùng một đôi đũa khác để đảm bảo vệ sinh và lịch sự.

Dạy trẻ khi gắp thức ăn cho người khác, hãy chọn miếng ngon nhưng lưu ý không được bới thức ăn.

11. Nhai không gây tiếng động

Điều này vô tình xảy ra cả ở người lớn mà nhiều người không để ý đến. Trong khi ăn không nên tạo thành tiếng “chóp chép” khi nhai, sẽ gây khó chịu cho người xung quanh, thiếu lịch sự.

12. Không nói khi trong miệng còn cơm

Phải nhai kĩ, nuốt hết cơm trước khi định nói điều gì các bạn nhé. Bởi khi đang ngậm cơm mà nói sẽ rất khó nghe mà lại không lịch sự. Nếu ai hỏi điều gì bất chợt, cũng không nên để người đó chờ nuốt hết cơm quá lâu mới trả lời, có thể đẩy thức ăn sang một bên má để trả lời sau đó tiếp tục ăn.

Nên ăn miếng vừa phải, ăn từ tốn, tránh ăn miếng to dễ bị nghẹn.

13. Không bỏ thừa thức ăn

Đây là phép lịch sự tối thiểu mà ai cũng biết, vì thế bố mẹ hãy dạy trẻ ngay từ nhỏ. Khi ăn uống tại nhà hay ra ngoài ăn, nhắc trẻ lấy suất ăn phù hợp với mình, cố gắng ăn hết, không bỏ thừa tránh lãng phí.

14. Không dọn bát khi người khác chưa ăn xong

Nhiều bạn thường nôn nóng, thích ăn nhanh để chơi hoặc làm việc khác nên đôi khi trẻ sẽ nôn nóng xếp bát đũa sau khi ăn xong mà không biết điều này là mất lịch sự, khiến những người đang ăn cảm thấy vội vàng, bị hối thúc.

Vì thế nếu teen ăn xong trước và muốn ra ngoài chơi thì hãy để gọn bát của mình, xếp đũa lên trên (ở một số nơi, gác đũa lên trên bát ý chỉ mình đã ăn xong) và thông báo, xin phép người lớn là con đã ăn xong.

Đăng Kiên

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 15 điều teen cần học trong bữa ăn tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Nhường nhịn bạn gái là ga-lăng

Tối nay, lúc ăn cơm, mẹ cứ phàn nàn con chẳng “ga-lăng” gì cả, giành đồ chơi với bạn gái. Rồi lại lấy quyển sách đập lên đầu bạn nữa chứ. Con cãi, vì bạn đập con trước. Rồi con cứ bực bội với mẹ mãi… Bố biết, vì con chưa hiểu thế nào là “ga-lăng”, và vì sao đàn ông, con trai lại phải nhường nhịn đàn bà, con gái?

Bí kíp để không sợ bác sĩ

Hôm qua con bị đau bụng. Thế mà con cứ cố chịu đau không dám kêu, cho đến khi mặt tái nhợt, bố phát hiện ra mới đưa con đi khám. Hóa ra, con sợ bác sĩ. Cả hai anh em con, cứ nhắc đến bác sĩ là sợ rúm cả người lại.

Không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ

Tối qua nhà có khách, mẹ để đĩa kẹo mời khách. Bố phát hiện ra, con gái của bố mời khách một cái thì ăn đến 4, 5 cái. Có lúc còn… cho liền mấy cái kẹo vào miệng nữa. Mẹ can ngăn không được.

"Ứng xử" với tiền lì xì dịp Tết

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, ai chả háo hức khi được nhận những chiếc phong bao lì xì đỏ thắm cùng với những lời chúc tốt đẹp phải không nào? Thế nhưng bạn đã biết cách ứng xử sao cho đúng khi nhận lì xì và cách quản lý số tiền này chưa? Hãy bỏ túi ngay những “bí kíp” dưới đây nhé!