3 kịch bản cho năm học mới tại TP.HCM: Có thể học online hết học kỳ I

Thu Trà
Trước năm học mới 2021-2022 và trong điều kiện dịch Covid-19 ở TP.HCM đang phức tạp, Sở GD-ĐT đã đưa ra 3 phương án tổ chức dạy học năm học 2021 - 2022.

Ngày 18/8, Sở GD-ĐT đã trình UBND về các mốc thời gian cụ thể bắt đầu năm học mới 2021-2022 đối với từng cấp học sinh. 

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng đề xuất 3 phương án cụ thể sau ngày 15/9 đối với bậc giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

- Phương án 1: Tình hình dịch Covid-19 được TP khống chế tốt, đến ngày 15/9 được kiểm soát: 

Các cơ sở giáo dục dần được giải phóng khỏi nhiệm vụ phòng, chống dịch, được bàn giao từng bước cho ngành GD-ĐT. Các trường tổ chức dạy học trên môi trường Internet trong thời gian đầu năm học (khoảng 4 - 6 tuần). Riêng lớp 1 sẽ xây dựng các đoạn phim bài giảng và đưa lên môi trường Internet để giúp phụ huynh tương tác, hướng dẫn trẻ học, làm quen dần với việc học trên môi trường Internet. Tùy từng trường hợp cụ thể, sẽ tổ chức dạy, học trực tiếp.

3 kịch bản cho năm học mới tại TP.HCM: Có thể học online hết học kỳ I  - Ảnh 1
Ảnh minh họa

- Phương án 2: TP khống chế và kiểm soát từ cuối tháng 9/2021

Từ tháng 10/2021 các cơ sở giáo dục dần được giải phóng khỏi nhiệm vụ phòng, chống dịch, được bàn giao cho ngành GD-ĐT. Các nhà trường sẽ tổ chức dạy, học trên môi trường Internet trong thời gian đầu năm học (khoảng 6 – 10 tuần). Riêng lớp 1, sẽ xây dựng các đoạn phim bài giảng và đưa lên môi trường Internet để giúp phụ huynh tương tác, hướng dẫn trẻ học, làm quen dần với việc học trên môi trường Internet. Tùy trường hợp cụ thể, sẽ tổ chức dạy, học trực tiếp.

Sau khi hết giãn cách theo Chỉ thị 16 (có thể vẫn tiếp tục giãn cách xã hội ở các mức thấp hơn như Chỉ thị 15), sẽ ưu tiên lớp 1, lớp 2, các lớp đầu và cuối cấp chia nhỏ lớp bố trí học trực tiếp, các khối khác tiếp tục học trực tuyến đến khi ổn định trở lại.

3 kịch bản cho năm học mới tại TP.HCM: Có thể học online hết học kỳ I  - Ảnh 2
Ảnh minh họa

Phương án 3: Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đến cuối năm 2021, TP mới khống chế và kiểm soát tốt: 

Các nhà trường tổ chức dạy, học trên môi trường Internet trong thời gian học kỳ I của năm học 2021-2022.

Riêng lớp 1, sẽ xây dựng các đoạn phim bài giảng và đưa lên môi trường Internet để giúp phụ huynh tương tác, hướng dẫn trẻ học, làm quen dần với việc học trên môi trường Internet. Tùy trường hợp cụ thể, sẽ tổ chức dạy, học trực tiếp.

Sau khi hết giãn cách theo Chỉ thị 16 sẽ ưu tiên lớp 1, lớp 2, các lớp đầu và cuối cấp chia nhỏ lớp bố trí học trực tiếp, các khối khác tiếp tục học trực tuyến đến khi ổn định trở lại.

Bố trí phụ đạo, ôn tập, củng cố cho học sinh lớp 1 và các lớp cuối cấp (nhất là lớp 12). Có thể kéo dài thời gian năm học 2021-2022 riêng với các khối lớp này đến cuối tháng 6 năm 2021 (lớp 12 đến thời điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông) nhằm đảm bảo chương trình và kết quả học tập.

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 3 kịch bản cho năm học mới tại TP.HCM: Có thể học online hết học kỳ I tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Điều thú vị của lớp 2C

Tại trường Tiểu học Ngô Quyền (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), các tập thể lớp luôn đoàn kết, nỗ lực học tập và tích cực tham gia phong trào. Trong đó, tập thể lớp 2C của cô giáo Đinh Phương Nhung là một trong những lớp tiêu biểu, dẫn đầu trong các hoạt động của trường.

Hoạt động trải nghiệm “Đất nước trọn niền vui”

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 26/4, trường TH Xuân An, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tổ chức chương trình trải nghiệm “Đất nước trọn niềm vui” với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực dành cho học sinh.

Khi sân trường trở thành thư viện mở

Trong một buổi sáng dịu dàng, sân trường không còn rộn vang tiếng cười đùa thường nhật mà thay vào đó là âm thanh xào xạc của những trang sách được lật mở, những cuộc trò chuyện rì rầm về các nhân vật, câu chuyện đầy sắc màu.