4 nhà phát minh tuổi teen có thể làm thay đổi thế giới trong tương lai

Bạn đã làm gì, ở tuổi 15? Có lẽ không có gì quá tuyệt vời để nhớ đến. Nhưng đối với một số bạn trẻ, họ đã tạo được dấu ấn của bản thân thông qua những nỗ lực đột phá cùng với bộ óc thiên tài.

Dưới đây là một số nhà nghiên cứu tuổi teen với niềm đam mê và làm việc chăm chỉ. Những bạn trẻ này được đánh giá là những tài năng thực sự và được ví là những phát minh tuổi teen có thể làm thay đổi thế giới trong tương lai không xa.

1. Cave Keiana, New Orleans

Năm 2010, Vịnh Mexico đã chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc của dàn khoan Deepwater Horizon, làm 4,8 triệu thùng dầu tràn ra vùng biển có tầm quan trọng sinh thái rất lớn.

Hậu quả là ​​nhiều con cá heo chết với tốc độ đáng báo động, các sinh vật biển bị biến dạng như tôm mất mắt và các vết thương loét trên mình cá.

Cave Keiana, khi ấy mới 15 tuổi, đã thấy nhu cầu cấp thiết cần tìm hiểu nguyên nhân của một tai nạn như vậy. Với công trình nghiên cứu của mình, cô kết luận rằng khi tia UV chiếu xuống đại dương, một số phản ứng hóa học diễn ra dẫn đến sự phát tán các hóa chất độc hại gây ung thư.

Cô đã có hai bài báo và hai bằng sáng chế liên quan đến khám phá tuyệt vời của mình. Kể từ đó, dự án khởi nghiệp của cô đã nỗ lực tạo ra những biện pháp để ngăn chặn các thiệt hại môi trường.

2. Rifath Shaarook, Ấn Độ

Đối với cậu bé Shaarook, cuộc sống không dễ dàng đối với nhà khoa học vũ trụ nhí này kể từ khi cha cậu qua đời. Ngay từ khi còn nhỏ, Shaarook đã thích ngắm nhìn bầu trời qua kính viễn vọng với cha mình, một giáo sư và nhà khoa học địa phương.

Đi theo bước chân của cha, Sharook luôn hướng bản thân tới niềm đam mê nghiên cứu không gian. Ở tuổi thiếu niên, cậu gia nhập Space Kidz Ấn Độ, tổ chức dành cho những thiếu nhi đam mê khoa học và công nghệ.

Dưới sự hướng dẫn chuyên môn của giám đốc Space Kidz, họ đã thành công trong việc phát minh ra Kalama, vệ tinh nhỏ nhất và nhẹ nhất trên thế giới, chỉ nặng 64 gram và được làm từ nhựa in 3D bằng sợi carbon. Vệ tinh này có khả năng đo nhiệt độ, từ tính, độ cao và các cơ chế không gian khác. Không chỉ vậy, nó còn có một máy tính nhỏ có khả năng bật tất cả các cảm biến và lưu trữ dữ liệu.

Máy nhẹ rất hữu ích vì chi phí tương đối thấp, khoảng $ 10000. Ngày 22 tháng 6 năm 2017, Kalama đã được phóng thành công tại cơ sở của NASA, Wallops Island, bang Virginia, cũng là nơi mà Tiến sĩ Abdul Kalam, nhà khoa học tên lửa nổi tiếng và cựu Tổng thống Ấn Độ từng đến thăm. Khi ở trên quỹ đạo, Kalama đã thu thập thành công 12 phút dữ liệu trước khi rơi trở lại trái đất.

3. Hannah Herbst, Florida

Hơn một tỷ người trên thế giới không được sử dụng điện, vì vậy Hannah đã nảy ra ý tưởng về Beacon (mang điện tới các quốc gia thông qua năng lượng đại dương) khi biết rằng người bạn Ethiopia của cô không thể thắp sáng một bóng đèn trong nhà.

Công nghệ này hướng tới việc lấy điện trực tiếp qua đại dương. Nó được mô hình hóa với một ống nhựa rỗng, một chân vịt gắn ở một đầu và đầu kia là máy phát thủy điện. Sóng thủy triều làm quay chân vịt, chuyển thành năng lượng trực tiếp bởi máy phát.

Cô đã thử máy với một mô hình 3D tự làm và phát hiện ra rằng năng lượng điện được tạo ra có thể sạc 3 pin xe hơi trong một giờ. Cô cũng đề xuất rằng chiếc máy có thể được sử dụng để thanh lọc nước và ly tâm máu tại các bệnh viện.

Phát minh này đã mang lại cho cô giải thưởng Thử thách trẻ (Discovery Education 3M Young Challenge) năm 2015. Hannah hiện đang theo đuổi bằng kỹ sư máy tính, và cô còn một chặng đường dài phía trước để phát triển.

4. Julian Rios Cantu, Mexico

Những phát hiện gần đây cho thấy rằng hơn 38% nam giới và phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ và ung thư vú chiếm khoảng 12%. Julian đã chứng kiến sự khủng khiếp của căn bệnh ung thư vú khi mẹ anh bị chẩn đoán mắc bệnh này. Cậu cùng với 3 người bạn của mình đã thành lập Công ty Công nghệ Higia để phát triển một chiếc áo ngực có thể dễ dàng phát hiện bất kỳ dấu hiệu ung thư nào.

Chiếc áo ngực có tên EVA bao gồm các cảm biến có thể phát hiện sự thay đổi nhiệt độ và độ đàn hồi. EVA khá dễ gắn vào một chiếc áo ngực bình thường và chỉ cần mặc một giờ mỗi tuần để hiển thị kết quả. Các kết quả sau đó được tính toán để cho ra nguy cơ phát triển bệnh.

Phát minh của Julian đã giành giải thưởng Doanh nhân sinh viên toàn cầu (Global student entrepreneur Awards). Việc sản xuất vẫn đang được tiến hành vì vẫn cần thêm những kiểm tra lâm sàng. Nếu dự án thành công, nó có thể cứu rất nhiều mạng sống trong tương lai.

Theo Dân trí

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 4 nhà phát minh tuổi teen có thể làm thay đổi thế giới trong tương lai tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Cô học trò giỏi giang

Ở lớp 5D, trường Tiểu học Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội), có một cô học trò nhỏ luôn ...

Bài Gương Mặt khác

Truy tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho thanh niên hy sinh khi cứu 4 học sinh đuối nước

Với tấm lòng dũng cảm, không ngại hiểm nguy để cứu người, anh Đặng Duy Doanh – 31 tuổi ở xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ – đã mãi mãi ra đi sau khi cứu sống 4 em học sinh thoát khỏi dòng nước dữ. Sự hy sinh cao cả ấy đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng người thân, hàng xóm và cộng đồng.

Người truyền lửa cho học trò

Tận tụy, yêu nghề, giàu lòng nhân ái và luôn hết mình vì học sinh – đó là những điều người dân xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) nhắc đến khi nói về cô giáo Hoàng Thị Chí, giáo viên phân môn Địa lí, Trường THCS Xuân Vân.

Hành trình chinh phục giấc mơ chuyên Tin

Từ mái trường THCS Thụy An nhỏ bé nơi vùng đất Ba Vì (Hà Nội), Trần Bình Minh, cậu học trò đam mê công nghệ thông tin đã thành công thi đỗ lớp chuyên Tin Trường THPT chuyên Sơn Tây. Hãy cùng nghe cậu bạn chia sẻ bí quyết học tập nhé!