5 bí kíp giúp con tránh xa xung đột

Phan Thoa
Tùy theo sự phát triển tâm lý của độ tuổi, trẻ sẽ có những xung đột đặc trưng. Và như vậy, trẻ có thể bị xung đột với bạn cùng tuổi, những người lớn xung quanh như người thân trong gia đình, thầy cô, hàng xóm...

Trẻ tuổi mẫu giáo tranh giành đồ chơi với bạn, trẻ tiểu học phân bì thầy giáo thiên vị, học sinh trung học phổ thông thì đánh nhau vì... tranh giành bạn gái...

Vì đâu trẻ vướng vào xung đột?

Cũng như người lớn, trẻ có những xung đột với người khác từ nhiều lý do:

- Mâu thuẫn lợi ích.

 - Sự bất hòa và đối lập về tình cảm, ý chí, động cơ.

- Đụng độ về tính cách.

- Khác biệt về suy nghĩ, quan điểm.

- Khác biệt về mục đích, giá trị, thái độ.

- Không thích nhau, khi niềm tin không tồn tại và khác nhau trong suy nghĩ về viễn cảnh.

- Có thể mâu thuẫn khi ganh đua một chức vụ hay quyền lợi.

- Giao tiếp không hiệu quả...

Tùy theo sự phát triển tâm lý của độ tuổi, trẻ sẽ có những xung đột đặc trưng. Và như vậy, trẻ có thể bị xung đột với bạn cùng tuổi, những người lớn xung quanh như người thân trong gia đình, thầy cô, hàng xóm..., nói chung là có thể với bất kỳ ai liên quan đến những mối quan hệ xã hội trẻ có.

Thường, những đứa lớn có xu hướng không thích chơi với những đứa nhỏ, trong khi những đứa nhỏ luôn lẽo đẽo, mè nheo bên cạnh nên tạo ra sự khó chịu, và sau đó dẫn đến những cuộc cãi vã không hồi kết. Vậy làm thế nào để làm sống lại tinh thần đoàn kết của các con hoặc ít nhất giữ chúng không ghét bỏ nhau là điều mà các bậc phụ huynh quan tâm.
 
1. Củng cố thế mạnh của con
 
Để giảm sự cạnh tranh giữa các con, bạn hãy khen ngợi thế mạnh của từng đứa. Chẳng hạn trong khi khen con trai đầu chơi đá bóng giỏi, bạn đồng thời khen cậu con trai thứ nhanh nhẹn trong môn bóng rổ và cùng chúc mừng cả hai con. Luôn cho con biết mỗi người có một năng khiếu khác nhau, từ đó sẽ giúp con tự tin vào bản thân và không còn cạnh tranh lẫn nhau, theo Knowmore.
 
Bất cứ việc gì, cha mẹ cũng tránh so sánh trực tiếp giữa anh chị em ruột hoặc yêu cầu đứa trẻ này phải nghe lời hoặc giúp đỡ đứa trẻ kia trong khi nó có quá ít kỹ năng. Sự áp đặt này vô hình trung dẫn tới thông điệp, anh chị luôn là cấp trên và đứa nhỏ bắt buộc phải phục tùng. Hãy để con chơi với thế mạnh của mình, và lúc đó bạn sẽ giúp con hạn chế được sự ganh ghét, đố kỵ nhau.
 
2. Thúc đẩy sự tử tế
 
Thay vì ra lệnh, hãy khuyến khích anh chị em giúp đỡ lẫn nhau, và dành những lời khen khi các con cùng nhau chơi đùa hoặc làm một việc gì đó, như: xây nhà, lắp ráp mô hình hay giúp nhau học bài.
 
3. Dành thời gian cho từng con
 
Cho dù bạn đi xem phim hoặc chỉ đơn giản chơi bóng trong sân, luôn dành thời gian với từng đứa trẻ sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp rằng bố/mẹ luôn yêu thương con và con cũng nên yêu thương anh chị em như cách mà bố mẹ đã làm với con.
 
4. Tạo khoảng thời gian cho các con ở bên nhau
 
Trẻ lớn thường không nhận ra em trai hoặc em gái mình rất thích chơi đùa với anh chị và luôn tin tưởng vào họ. Khi cha mẹ giúp đỡ những đứa trẻ làm anh, làm chị hiểu được vai trò của chúng trong cuộc sống, chúng cảm thấy như được trao quyền và từ đó chúng rất muốn được thể hiện, và tương tác nhiều hơn với em
 
5. Tạo bầu không khí thân mật trong bữa cơm
 
Bữa ăn gia đình là dịp giúp các thành viên trong nhà gắn bó nhau hơn. Vì vậy, người mẹ cần thường xuyên lên kế hoạch nấu những bữa tối ngon miệng, và tạo ra bầu không khí đầm ấm, thân mật để giúp anh chị em ruột xây dựng mối quan hệ bền chặt.
Giúp con hiểu câu “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
 
Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hòa bình và sự ngưỡng mộ lẫn nhau giữa các anh chị em. Khi trẻ cảm thấy mình có giá trị, chúng cũng sẽ đánh giá cao sức mạnh anh chị em của mình và từ đó cùng nhau tham gia vào một mối quan hệ có lợi.
 
Minh Anh (tổng hợp)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 5 bí kíp giúp con tránh xa xung đột tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

3 bí kíp "vàng", sẵn sàng thi Trạng

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi từng ghi danh biết bao bậc Trạng Nguyên của đất nước. Đây cũng là nơi giấc mơ được khắc tên trên bia đá đang âm thầm lớn lên trong trái tim của hàng ngàn sĩ tử nhỏ tuổi. Và để giấc mơ ấy trở thành hiện thực, các bạn hãy ghi nhớ ba “bí kíp vàng” ngay sau đây nhé!

Trở thành công dân toàn cầu và sáng tạo bền vững

Mới đây, Hệ thống trường Liên cấp BMS (Ban Mai School, quận Hà Đông, Hà Nội) đã đăng cai tổ chức Global Children’s Designathon 2025 – sự kiện khoa học giáo dục quốc tế dành cho học sinh từ 7 đến 13 tuổi, với chủ đề “Living Planet – Thiết kế các thành phố và cộng đồng bền vững”.

Học kỳ trong Quân đội 2025 – Mùa hè trưởng thành và bứt phá

Chương trình Học kỳ trong Quân đội 2025 do Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp cùng Trường Sĩ quan Lục quân 1 tổ chức với những hoạt động thú vị và bổ ích, tiếp tục là cơ hội trải nghiệm và trưởng thành của các em học sinh trong mùa hè năm nay.