6 món ăn dân dã "cộp mác" đặc sản Mai Châu

Phan Thu Trang
Mai Châu, từ lâu đã trở thành nơi du lịch được nhiều người yêu mến bởi vẻ đẹp mộc mạc, yên bình. Đến với mảnh đất này, du khách còn được thưởng thức những đặc sản dân dã, độc đáo cực hấp dẫn.

1. Măng đắng

Măng rừng là đặc sản của Mai Châu. Trong bữa ăn của người dân nơi đây luôn có sẵn măng ngâm chua hoặc các món măng chế biến từ măng khô. Măng có thể được chế biến thành nhiều món như: xào, luộc chấm kho quẹt, nấu canh cá…

2. Thịt gà đồi

Đến Mai Châu, bạn cũng đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món gà đồi. Gà Mai Châu thường chỉ khoảng trên dưới 1kg, được thả rông trên đồi nên khi ăn bạn có thể cảm nhận được sự săn chắc, ngon ngọt trong từng thớ thịt. Gà có thể chế biến được thành nhiều món như: nướng, luộc, xào…nhưng ngon nhất là gà nướng được tẩm ướp bằng gia vị đặc trưng của người Mường. Bạn có thể ăn gà nướng kèm với cơm lam hoặc sôi ngũ sắc.

3. Cơm lam

Cơm lam Mai Châu được làm từ gạo nếp nương nên vừa thơm vừa dẻo. Mùi cơm gạo thơm nức được bọc trong ống nứa nướng thơm rất đặc trưng. Khi ăn cơm, lớp màng mỏng của vỏ nứa bọc ngoài ăn dai, dẻo khá thú vị.

4. Xôi nếp nương

Đến Mai Châu, thưởng thức xôi nếp nương do chính phụ nữ Mường làm mới có thể cảm nhận hết vị ngon. Người Mường luôn chọn nếp nương để làm xôi. Đó là loại nếp trồng trên những thửa ruộng bậc thang ở thung lũng Mai Châu.

Nếp được ngâm nhiều giờ bằng các loại lá cây, lá thảo dược để tạo màu cho mềm, dẻo trước khi đồ xôi. Người phụ nữ Mường không đồ xôi bằng nồi, xửng hấp như người Kinh mà cho nếp vào chõ gỗ. Nếp tự chín bằng hơi chứ không nấu. Việc chế biến rất kỳ công và đòi hỏi sự khéo léo. Sau khi có mùi thơm lừng thì lấy xôi ra, cho vào một cái rổ. Tuy nhiên, lúc này xôi chưa chín. Xới đều xôi trong rổ một hồi rồi cho vào chõ gỗ và đồ tiếp cho đến khi xôi chín.

5. Thịt lợn Mường

Lợn Mường hay còn gọi là lợn cắp nách, lợn mán, lợn “nít”… được nuôi trong điều kiện tự nhiên, chăn thả trong rừng, chỉ ăn cây, cỏ, không ăn các loại thức ăn công nghiệp nên thịt chắc, nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon và có vị ngọt thịt tự nhiên khi ăn.

Đây là một trong những món ăn đậm đà hương vị vùng cao, là đặc sản không thể thiếu trong những bữa cơm đãi khách của người dân vùng núi Tây Bắc. Thịt lợn Mường có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như: nướng, quay, xào lá mác mật…

6. Ong rừng xào măng chua

Ong rừng không dễ kiếm, chúng chỉ xuất hiện theo mùa, vì vậy nếu muốn được thưởng thức các món ăn được chế biến từ ong rừng bạn hãy lên Mai Châu vào dịp cuối hè.

Thường những con ong già màu nâu được người dân mang ngâm rượu, còn làm món ăn thì chỉ chọn ong non có màu trắng béo tròn mập mạp. Ong rừng có thể rang với lá chanh như nhộng nhưng ở đây người dân thường xáo với măng chua.

Theo: Wanderlusttips

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 6 món ăn dân dã "cộp mác" đặc sản Mai Châu tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Độc đáo hương vị Tết cung đình

Tết này, chúng mình hãy cùng nhau đến thăm cố đô Huế - nơi còn lưu giữ dấu ấn của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - để khám phá các loại bánh, mứt Tết đã xuất hiện trong ẩm thực cung đình xưa kia nhé!

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...