6 sự thật thú vị giúp bạn thấy con lười không quá nhàm chán như những gì chúng thể hiện

Huệ Anh
Loài lười thường bị lu mờ trước hàng vạn sinh vật khác bởi đời sống quá mức lười biếng và buồn tẻ của chúng. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu thì bạn sẽ thấy sự thật hoàn toàn trái ngược đấy!

Trong thế giới sinh vật, nếu thỏ nổi tiếng bởi sự nhanh nhẹn, mèo được cưng nựng vì thần thái sang chảnh, chúa sơn lâm sư tử gầm gừ dũng mãnh, chim cánh cụt lũn cũn đáng yêu,... thì loài lừa chẳng được con người để tâm đến mấy. Nguyên nhân là do phần lớn cuộc đời của chúng dành để ăn, ngủ, nghỉ trên cây và làm gì cũng chậm tới mức “phát ghét”.

Tuy nhiên, càng tìm hiểu về loài vật này thì chúng ta càng phát hiện ra nhiều điều thú vị!

Phần lớn bỏ mạng vì... đại tiện

Loài lừa sở hữu một khả năng mà hiếm loài nào có được, đó là chỉ tiểu tiện và đại tiện duy nhất một lần trong tuần. Đối với loài lười, khi “tiếng gọi sinh học” vang lên thì chúng sẽ tụt xuống đất và tìm chỗ giải quyết nhu cầu. Tuy nhiên, loài lười cũng rất lịch sự vì chúng còn phải đào hố xong rồi mới yên tâm “giải quyết”.

Một con lười nặng khoảng 6-10kg và mỗi lần “xả kho” sẽ đẩy ra lượng chất thải bằng 1/3 trọng lượng cơ thể. Nhiều nhà khoa học khẳng định, việc chúng đi đại tiện dưới đấy là một sự may mắn cho các loài vật khác. Thử tưởng tượng xem, nếu chúng “vô ý thức” tới mức ngồi luôn trên cây xả xuống thì những loài bên dưới quả thực là... lãnh đủ.

Tuy nhiên, đây cũng là thời gian nguy hiểm nhất tới tính mạng của loài vật này. Nguyên nhân là do chúng di chuyển quá chậm nên khi xuống đất chẳng khác nào tự đem thân mình “dâng” cho những kẻ săn mồi nguy hiểm như: rắn, đại bàng, báo đốm.

Khả năng “cosplay” tuyệt vời

Xứng danh với cái tên của mình, lười là loài cực kỳ lười tắm. Lớp lông của chúng luôn trong tình trạng dính bết đất cát, rêu và tảo mọc xanh um. Thế nhưng đây lại là cách hoàn hảo để chúng che giấu bản thân mình.

Đến đây chắc bạn sẽ nghĩ loài vật này “bốc mùi” lắm phải không? Ấy vậy mà chúng chẳng có chút mùi hôi nào do không bị toát mồ hôi. Nhờ vậy mà con lười có thể tránh được sự đánh hơi của các loài ăn thịt.

“Ảo thuật” xoay đầu 270 độ

Theo lí giải của các nhà khoa học, có khả năng loài lừa có thêm một đốt sống so với các con thú khác nên có thể quay đầu tới 270 độ, theo dõi mọi thứ xung quanh mà không cần một cú nhích người.

Chậm người, chậm tính, chậm cả nội tạng

Không chỉ sống với thói quen chậm chạp mà mọi thứ bên trong con lười đều chậm, điển hình là hệ tiêu hoá. Nếu chúng ta mất từ 1 – 2 ngày để hấp thụ toàn bộ dưỡng chất sau một bữa ăn thì con lười phải mất khoảng 30 ngày để tiêu hoá hết... vài chiếc lá.

Có thể chết đói khi dạ dày đầy ắp thức ăn

Để tiêu hoá được hết cenlulose trong thực vật, dạ dày của loài ăn lá phải có một hệ vi sinh vật cộng sinh. Chúng có nhiệm vụ phân giải lá cây, tạo ra dinh dưỡng cho lười sử dụng. Nhưng khi nhiệt độ cơ thể của con lười xuống quá thấp, các vi sinh vật không thể hoạt động sẽ dẫn tới việc ngừng tiêu hoá. Lười không có chất dinh dưỡng và sẽ bỏ mạng.

Tổ tiên của lười to tới mức choáng váng

Theo các nhà khoa học, tổ tiên của loài lừa không nhỏ nhắn như hiện nay đâu. Lười Megatherium có thể cao tới 6-7m và nặng 4-7 tấn. Nhưng nguyên nhân vì sao chúng “thu gọn” như hiện nay thì vẫn còn là một điều bí ẩn.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 6 sự thật thú vị giúp bạn thấy con lười không quá nhàm chán như những gì chúng thể hiện tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

Lao Xa - Hoang sơ và thơ mộng

Nếu bạn là người yêu thích khám phá những vùng đất mới, thì hãy ghé qua bản Lao Xa - một trong những địa điểm đẹp và thơ mộng bậc nhất vùng cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang nhé!

Đình làng Hà Hồi

Nằm ở vị trí trung tâm xã Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội), đình làng Hà Hồi là một trong 6 ngôi đình cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ còn tồn tại đến ngày nay.