7 bài thuốc từ giấm giúp phòng tăng huyết áp

ctv03
Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị thuốc được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp.

Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị thuốc được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Sở dĩ có được công dụng này là vì acid nicken và vitamin C trong thành phần của giấm có tác dụng làm giãn mạch, hạ cholesterol, chống béo phì và tăng cường tính đàn hồi của thành mạch. Các thực phẩm ngâm với giấm như lạc, đậu nành, tỏi, nấm hương, rong biển... đều có tác dụng làm giảm mỡ máu, phòng chống vữa xơ động mạch, góp phần điều hòa huyết áp.

Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản, người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp để bạn đọc tham khảo và áp dụng:

Bài 1: Lạc sống (hạt lạc còn nguyên vỏ): 1 bát, ngâm với một lượng giấm vừa đủ ít nhất trong 7 ngày, mỗi ngày đảo đều 2 lần. Hàng ngày, vào buổi sáng và buổi tối ăn mỗi lần 10 hạt. Khi huyết áp đã hạ và ổn định có thể chỉ ăn 1 lần trong ngày.

Lạc sống (hạt lạc còn nguyên vỏ) ngâm với giấm có tác dụng ngừa tăng huyết áp.

Bài 2: Đậu nành rang vàng 500g, (chú ý không được để cháy) rồi đem ngâm với 1 lít giấm, sau 10 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 5 - 6 hạt, dùng thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe.

Bài 3: Tỏi vừa đủ (dùng loại vỏ tím là tốt nhất) bóc bỏ vỏ rồi đem ngâm cùng với 150g đường đỏ trong 150ml giấm, sau chừng nửa tháng là dùng được. Mỗi ngày ăn 2 tép tỏi và uống một chút nước giấm vào lúc sáng sớm khi chưa điểm tâm, 10 - 15 ngày là 1 liệu trình.

Bài 4: Nấm hương lượng vừa đủ, bỏ cuống, rửa sạch rồi cho vào trong lọ, đổ giấm ngập kín ngâm trong khoảng nửa tháng là được. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml. Tương tự như vậy, có thể thay nấm hương bằng rong biển (còn gọi là côn bố hoặc hải đới).

Bài 5: Giấm 500ml cho vào nồi đun sôi, rồi đổ 500g mật ong vào luyện thành dạng hồ. Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 10g.

Bài 6: Đem hòa tan 500g đường phèn với 100ml giấm, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml sau bữa ăn, 10 ngày là 1 liệu trình, có thể dùng liên tục 3 - 5 liệu trình.

Bài 7: Đập 1 quả trứng gà vào bát, đổ 60ml giấm vào quấy đều rồi hấp chín, ăn vào sáng sớm, 7 ngày là 1 liệu trình, có thể dùng liên tục vài liệu trình.

Theo Sức khỏe đời sống

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 7 bài thuốc từ giấm giúp phòng tăng huyết áp tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Góc nhìn chuyên gia: Niềng răng có ảnh hưởng đến việc học?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến giúp cải thiện sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và học sinh vẫn lo lắng, liệu việc niềng răng có ảnh hưởng đến học tập không? Cùng MedDental khám phá lợi ích của niềng răng đối với việc học và cách hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn để hành trình chỉnh nha trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.

6 lợi ích của chỉnh nha sớm cho trẻ em

Sự phát triển toàn diện của con trẻ không chỉ đến từ chế độ học tập hay dinh dưỡng, mà còn bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất như một hàm răng đều, một nụ cười tự tin. Hệ thống nha khoa MedDental tin rằng chỉnh nha sớm là món quà sức khỏe quý giá mà cha mẹ có thể trao tặng cho con ngay từ những năm đầu đời.

Nguy cơ tổn thương răng miệng từ những thói quen tưởng vô hại

Dùng răng mở nắp chai, cắn móng tay hay nhai đầu bút tưởng chừng là những thói quen vô hại ở lứa tuổi học đường. Thế nhưng, theo cảnh báo từ bác sĩ MedDental, những hành động này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ.