9 tư thế bạn nghĩ bình thường nhưng có thể khiến người đối diện khó chịu, không muốn bị đánh giá thì hãy bỏ ngay

Minh Hồng
Nếu muốn gây ấn tượng tốt với người khác, bạn nên từ bỏ những tư thế này nhé.

Trước khi tiếng nói ra đời, con người sử dụng ngôn ngữ hình thể để giao tiếp. Thông qua loại ngôn ngữ này, người khác còn có thể đánh giá tính cách và tâm lý của bạn nữa cơ. 

Nhưng ngôn ngữ hình thể cũng có loại “this”, loại “that”, có tư thế khiến bạn gây ấn tượng với người đối diện, có tư thế lại gây khó chịu.

Dưới đây là những tư thế như vậy. Nếu bạn muốn tạo ấn tượng tốt và nhận được sự yêu mến của người khác, hãy từ bỏ chúng ngay đi.

1. Chắp tay sau lưng

Nhiều người có thói quen chắp tay sau lưng khi trao đổi, trò chuyện với người khác. Đây là thói quen xấu cần tránh. Bởi khi đứng ở tư thế này, chúng ta như đang gửi đi một tín hiệu tương đối tiêu cực với người đối diện. Người ta thường chỉ làm như vậy khi tâm trạng đang rất buồn hoặc tức giận, khó chịu.

Có người nắm ở cổ tay, người nắm ở cánh tay, phần nắm càng cao, người đối diện càng cảm thấy khó chịu, mất thiện cảm. Cho dù dùng kiểu chắp tay khác nhau thì vẫn là thói quen cần loại bỏ.

9 tư thế bạn nghĩ bình thường nhưng có thể khiến người đối diện khó chịu, không muốn bị đánh giá thì hãy bỏ ngay - Ảnh 1

2. Đứng bắt chéo chân

Dù vô tình hay cố ý thì đây cũng là tư thế xấu trong giao tiếp.

Chúng ta cần nhớ rằng, tư thế đứng bắt chéo chân thể hiện chúng ta không để tâm đến cuộc hội thoại hoặc là vì căng thẳng, nhất là  đối với người đối diện. Nếu đứng chéo chân đi kèm việc cho tay vào túi quần thì càng nguy hiểm, người đối diện sẽ đánh giá luôn đây là cuộc gặp gỡ ngoài ý muốn của bạn. 

9 tư thế bạn nghĩ bình thường nhưng có thể khiến người đối diện khó chịu, không muốn bị đánh giá thì hãy bỏ ngay - Ảnh 2

3. Nắm chặt 2 tay

Nắm chặt tay cũng giống như việc đứng bắt chéo chân. Tư thế này thể hiện bạn muốn thu mình lại, không còn muốn để tâm đến câu chuyện. Mặc dù nó không phải tín hiệu bạn muốn gửi đến người đối diện, nhưng người đó lại cảm nhận như vậy đấy.

Đặc biệt, khi bạn để nắm tay càng cao, càng thể hiện mức độ để tâm của bạn đến câu chuyện là số không. Như vậy, hiệu quả cuộc trò chuyện này sẽ ra sao? Bạn hãy hình dung và lựa chọn lại tư thế nhé.

9 tư thế bạn nghĩ bình thường nhưng có thể khiến người đối diện khó chịu, không muốn bị đánh giá thì hãy bỏ ngay - Ảnh 3

4. Vai rủ, đầu cúi

Khi trò chuyện mà chúng ta rủ vai, cúi đầu thì không những rất có hại cho sức khỏe, vì nó tạo áp lực lớn cho cổ và vai của bạn, mà quan trọng hơn, nó còn thể hiện bạn đang thiếu tự tin, cảm thấy mất hy vọng, bế tắc và tỏ vẻ không hài lòng về cuộc sống. Nói một cách ngắn gọn, đó là những tín hiệu tiêu cực.

Bạn nên thẳng lưng, vai vươn, chân vững chãi trong khi đứng hoặc đi. Đây chính là cách để chúng ta tạo ra thần thái khiến đối phương nể trọng và có thiện chí trong cuộc trò chuyện.

9 tư thế bạn nghĩ bình thường nhưng có thể khiến người đối diện khó chịu, không muốn bị đánh giá thì hãy bỏ ngay - Ảnh 4

5. Cười gượng, nhếch mép

Một nụ cười mang tới bầu không khí thân thiện cho cuộc trò chuyện. Nhưng cười gượng hay cười nhếch mép trong khi giao tiếp thì thật là nguy hiểm. Nếu bạn có kiểu cười như thế với người khác khi trò chuyện sẽ gây sự khó chịu vì họ cho rằng bạn đang mỉa mai nhạo báng hay xem thường mình. Và như vậy, cảm tình ban đầu của họ với bạn đã mờ nhạt, thậm chí mất luôn. Tất nhiên bạn thất bại trong cuộc giao tiếp này và còn có thể mất luôn mối quan hệ lâu dài.

Bạn nên cười một cách thật chân thành, thể hiện được sự gần gũi, bạn sẽ nhận được sự quý mến thân thiện. Cuộc trò chuyện có kết quả tốt đẹp, quan hệ của bạn trở nên bền vững theo chiều hướng tích cực.

9 tư thế bạn nghĩ bình thường nhưng có thể khiến người đối diện khó chịu, không muốn bị đánh giá thì hãy bỏ ngay - Ảnh 5

6. Đứng chống nạnh (chống hông)

Tư thế này quả thực trông thật xấu. Nhiều khi, chúng ta chọn tư thế chống nạnh chỉ là vì cảm giác đôi tay bị thừa không biết để đâu. Nhưng đó lại là tư thế thể hiện sự thách thức và có phần hung hăng, như muốn gây gổ với đối phương. Tư thế này chẳng khác gì bạn đang nói rằng: "Muốn nói gì thì nói, tôi không quan tâm đâu, với tôi, chuyện đó không quan trọng."

Tóm lại, đứng chống nạnh là tư thế cực xấu cho dù bạn nói chuyện với bất kì ai. Hãy nhớ và đừng bao giờ có cách đứng như thế trong giao tiếp.

9 tư thế bạn nghĩ bình thường nhưng có thể khiến người đối diện khó chịu, không muốn bị đánh giá thì hãy bỏ ngay - Ảnh 6

7. Nắm chặt nắm đấm

Thật sự là khó có thể chấp nhận kiểu nắm tay như nắm đấm trong khi trò chuyện.

Đây là tư thế thể hiện bạn đang muốn che giấu sự căng thẳng hay nỗi sợ hãi nào đó hoặc như muốn tấn công lại. Nắm đấm đặt càng cao, tín hiệu tiêu cực càng rõ ràng hơn.

Người ta tổng kết rằng, hầu hết các doanh nhân mà dùng tư thế này khi đàm phán thường không mấy khi ký được hợp đồng. Hay nói khác đi các đối tác thường tìm cách rút bản hợp đồng càng sớm càng tốt khi gặp kiểu giao dịch với người như thế.

9 tư thế bạn nghĩ bình thường nhưng có thể khiến người đối diện khó chịu, không muốn bị đánh giá thì hãy bỏ ngay - Ảnh 7

8. Dùng tay che miệng

Nhiều người nhầm tưởng dùng tay che miệng khi trò chuyện là lịch sự.

Nhưng sự thực tư thế này không hay ho cho lắm. Nếu làm như vậy, đối phương sẽ nghĩ bạn đang muốn che giấu điều gì đó hoặc bạn đang nói dối.

9 tư thế bạn nghĩ bình thường nhưng có thể khiến người đối diện khó chịu, không muốn bị đánh giá thì hãy bỏ ngay - Ảnh 8

9. Đứng chỉ tay vào người đối diện

Có thể chúng ta vô tình sử dụng tư thế này khi trò chuyện nhằm thuyết phục, hoặc muốn kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, tư thế này đôi khi lại phản tác dụng, khiến người đối diện cảm thấy căng thẳng, khó chịu hơn.

9 tư thế bạn nghĩ bình thường nhưng có thể khiến người đối diện khó chịu, không muốn bị đánh giá thì hãy bỏ ngay - Ảnh 9

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Đuối nước ở trẻ em, biến nỗi lo thành hành động

Mới đây, tại Hà Nội, Cục Trẻ em phối hợp với Quỹ từ thiện Bloomberg, Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu thuộc Tổ chức Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá Hoa Kỳ (CTFK/GHAI) đã tổ chức buổi tập huấn tuyên truyền về phòng chống đuối nước trẻ em.

Những loại đồ uống gây "nguy hiểm" cho xương của bạn

Thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng đến xương của bạn. Bên cạnh các loại thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sức khỏe xương, vẫn có những loại thực phẩm và đồ uống làm giảm sự hấp thụ Canxi và khiến xương, răng của bạn yếu hơn.

"Bật mí" những cách trị sẹo thâm ở chân nhanh và an toàn

Sẹo thâm được tạo nên khi vùng da bị tổn thương nhưng không được bảo vệ, chăm sóc đúng cách. Để cho da bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời và bụi bẩn, vi khuẩn môi trường. Khiến cho da tổn thương sản sinh nhiều sắc tố melanin hình thành sẹo thâm, sẫm màu.