Những lưu ý phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

VC (tổng hợp)
Mùa hè nắng nóng là thời điểm dễ phát sinh ngộ độc thực phẩm do nhiệt độ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi nhanh chóng.

Cùng với thói quen để thức ăn ngoài trời, không bảo quản đúng cách, nguy cơ mắc bệnh càng gia tăng. Vì vậy, việc hiểu nguyên nhân, nhận biết triệu chứng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa đúng cách là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý phổ biến do ăn phải thực phẩm nhiễm vi khuẩn, virus hoặc độc tố. Theo bác sĩ của bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ ngộ độc thực phẩm thường tăng cao trong mùa hè – khi môi trường nóng ẩm tạo điều kiện lý tưởng cho các tác nhân gây bệnh phát triển nhanh chóng.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Hầu hết các ca ngộ độc thực phẩm đều bắt nguồn từ việc tiêu thụ thực phẩm nhiễm vi khuẩn như Salmonella, Campylobacter, Clostridium perfringens, Listeria, E. coli, Clostridium botulinum, hoặc các virus như viêm gan A, norovirus. Những tác nhân này có thể lây qua tay người chế biến, nước không đảm bảo vệ sinh hoặc thực phẩm chưa được nấu chín kỹ.

Mùa hè với nhiệt độ cao, thực phẩm nếu không được bảo quản đúng cách sẽ nhanh chóng bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, gây nguy cơ ngộ độc rất cao.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Các biểu hiện ngộ độc thường xuất hiện sau 30 phút đến vài ngày kể từ khi ăn phải thực phẩm nhiễm bẩn, tùy vào loại tác nhân gây bệnh. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:

Đau bụng, tiêu chảy (có thể kèm máu)

Buồn nôn, nôn mửa

Sốt, đau đầu

Đầy bụng, chướng hơi

Triệu chứng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Trong mọi trường hợp nghi ngờ, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp vệ sinh và an toàn trong lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm:

Giữ tay sạch: Rửa tay ít nhất 20 giây bằng xà phòng và nước ấm trước/sau khi chế biến thực phẩm, sau khi đi vệ sinh, ho/hắt hơi, hoặc tiếp xúc với động vật.

Sơ chế đúng cách: Rửa sạch trái cây, rau củ. Dùng thớt riêng cho thực phẩm sống và chín. Dụng cụ và bề mặt tiếp xúc với thực phẩm cần được khử trùng kỹ lưỡng.

Nấu chín kỹ: Sử dụng nhiệt kế để đảm bảo thực phẩm như thịt, trứng, hải sản đạt đến nhiệt độ chín an toàn.

Bảo quản đúng: Làm lạnh thực phẩm dễ hỏng trong vòng 2 giờ sau khi nấu. Không để thức ăn sống tiếp xúc với thực phẩm chín hoặc ăn liền. Vứt bỏ thực phẩm nếu nghi ngờ ôi thiu hoặc không rõ thời gian bảo quản.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Trong trường hợp nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, TS.BS. Lê Ngọc Duy khuyến cáo: Cha mẹ nên quan sát kỹ các dấu hiệu bất thường và nhanh chóng liên hệ với bệnh viện để được tư vấn sơ cứu. Nếu phải đưa trẻ đi cấp cứu, nên mang theo mẫu thực phẩm nghi gây ngộ độc để hỗ trợ chẩn đoán chính xác.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những lưu ý phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa hè tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Góc nhìn chuyên gia: Niềng răng có ảnh hưởng đến việc học?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến giúp cải thiện sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và học sinh vẫn lo lắng, liệu việc niềng răng có ảnh hưởng đến học tập không? Cùng MedDental khám phá lợi ích của niềng răng đối với việc học và cách hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn để hành trình chỉnh nha trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.

6 lợi ích của chỉnh nha sớm cho trẻ em

Sự phát triển toàn diện của con trẻ không chỉ đến từ chế độ học tập hay dinh dưỡng, mà còn bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất như một hàm răng đều, một nụ cười tự tin. Hệ thống nha khoa MedDental tin rằng chỉnh nha sớm là món quà sức khỏe quý giá mà cha mẹ có thể trao tặng cho con ngay từ những năm đầu đời.

Nguy cơ tổn thương răng miệng từ những thói quen tưởng vô hại

Dùng răng mở nắp chai, cắn móng tay hay nhai đầu bút tưởng chừng là những thói quen vô hại ở lứa tuổi học đường. Thế nhưng, theo cảnh báo từ bác sĩ MedDental, những hành động này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ.