Bạn nên ăn cơm nếp hay cơm tẻ?

Thúy Quỳnh
Có rất nhiều ý kiến cho rằng khi ăn cơm nếp sẽ rất dễ béo, nhanh nổi mụn do trong nếp có tính nóng. Tuy nhiên, để giúp các bạn hiểu rõ hơn thì hãy cùng tìm hiểu ý kiến của các chuyên gia ngay dưới đây.

Cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ do nhiều dinh dưỡng

Theo PGS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sự khác biệt duy nhất giữa gạo nếp và gạo tẻ là do cảm quan của chúng ta về độ dính và độ dẻo của chúng. Trong thực tế, hai loại gạo này gần như tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng.

Trong 100 g gạo nếp có 344 kcal, trong khi cùng 100 g gạo tẻ có 350 kcal. Nhưng khi ăn cùng một bát, với cơm nếp sẽ có lượng nhiều hơn do bản chất hạt dẻo, dính nên vô tình bị nén xuống còn bát cơm tẻ lại có độ rời rạc. Đó chính là lý do người ta ăn cơm nếp có cảm giác no hơn và béo hơn khi ăn cơm tẻ song nếu hiểu bản chất và ý thức được lượng cơm nạp vào chúng ta sẽ không thấy sự khác nhau này.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cũng cho biết, việc ăn nhiều hay ăn ít cơm nếp phụ thuộc vào thói quen, sở thích chứ ăn cơm nếp nhiều không ảnh hưởng tới sức khoẻ, thậm chí ngược lại, cơm nếp có lợi cho sức khoẻ. Nhiều người thậm chí ăn nếp thay cơm.

Đối với sự khác nhau giữa hai độ dẻo thì sự khác nhau này là bởi hai thành phần amilozơ và amylopectin trong mỗi hạt tinh bột. Trong đó, amilopectin có vai trò quyết định đến tính dẻo của hạt. Trong gạo, ngô tẻ, lượng amilopectin chiếm 80%, còn trong gạo, ngô nếp, lượng amilopectin có tới 90% nên xôi thường rất dẻo, dính vào nhau.

Theo PGS Lâm, đó chính là sự khác biệt duy nhất giữa gạo nếp và gạo tẻ, tức chủ yếu về cảm quan. Trong thực tế, hai loại gạo này gần như tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng.

Cơm nếp bị nóng

Về điều này, BS.CK I Đông Y Bùi Văn Phao cho hay, gạo nếp có tính ôn ấm nên khi ăn nhiều có thể bị nóng. Trong đông y khuyến cáo những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… nên tránh dùng đồ nếp.

Còn về việc nhiều người quan niệm ăn đồ nếp sẽ khiến chỗ bị sưng viêm, vết thương mưng mủ, lương y Hồng Minh giải thích: người bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều (béo, đờm dãi nhiều) do vậy thức ăn chứa nhiều đạm, có chất dẻo nhiều, khó tiêu như thịt trâu, gạo nếp, thịt chó càng làm tình trạng nặng thêm.

Một số điều bạn còn chưa biết về gạo nếp

Gạo nếp - "siêu thực phẩm" giàu dinh dưỡng

Trong số những loại gạo nếp thì gạo nếp cẩm là loại có giá trị cao nhất. Theo kết quả nghiên cứu của TS. Zhimin Xu thuộc Đại học tiểu bang Louisana, Mỹ được thực nghiệm trong thế kỷ 21 thì gạo nếp cẩm là một “siêu thực phẩm”, nếu xét ở góc độ dinh dưỡng, thứ gạo này là kho thực phẩm quý báu. Thực tế, một thìa gạo nếp cẩm chứa một lượng đáng kể vitamin E, sắt, chất xơ và chất chống ôxy hóa.

Gạo nếp giúp làm đẹp

Với hàm lượng dưỡng chất như thế, gạo nếp đã được Đông y tận dụng cám gạo nếp làm thuốc bổ chữa tê phù và chứng nghẹn do nó có chứa chất phytin. Những công dụng bất ngờ từ gạo nếp cũng lọt vào tầm ngắm của ngành thẩm mỹ thế giới.

Hiện có rất nhiều spa thẩm mỹ đã dùng cám gạo nếp để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho da, nhất là vitamin E trong cám gạo nếp.

Gạo nếp phòng trị thiếu máu

Ăn gạo nếp cẩm thường xuyên có thể phòng trị bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú nếu ăn nhiều gạo nếp cẩm sẽ rất bổ máu, lợi sữa...

Nhờ có các loại axit amin và các nguyên tố vi lượng trong gạo nếp cò n có khả năng kỳ diệu là tăng sự hấp thu sắt cho cơ thể khi kết hợp với một số loại thực phẩm: rau xanh, trái cây, thịt nạc.

Gạo nếp - dù tốt nhưng vẫn cần lưu ý

Gạo nếp mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta cả về dinh dưỡng lẫn chữa bệnh, tuy nhiên khi dùng gạo nếp cũng cần lưu ý:

Gạo nếp vốn chứa nhiều amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng của cơm nếp, tuy nhiên chất amilopectin này lại hay gây nên chứng khó tiêu. Vì vậy, trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược không nên ăn nhiều đồ nếp.

Theo Đông y, gạo nếp có tính ôn ấm nên những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… cũng không nên dùng đồ nếp.

Những người mới phẫu thuật, người có những chỗ bị sưng viêm nên kỵ đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ.

Minh Phương (tổng hợp)

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bạn nên ăn cơm nếp hay cơm tẻ? tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Bài tập mắt cho người cận thị

Thực hiện đều đặn các bài tập cận thị giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường cử động nhãn cầu, thư giãn mắt, giảm nhức mỏi và hạn chế sự tiến triển của cận thị.