Những bệnh các bạn nhỏ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

theo SK&ĐS
Thời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….

Cảm cúm

Cúm do các virus gây ra, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi… Cúm thường lành tính nhưng cũng có thể biến chứng nặng, gây nguy hiểm ở người bị suy giảm miễn dịch nhất là trẻ em <5 tuổi.

Các bạn nhỏ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó, các bạn nhỏ sẽ đặc biệt khó chịu khi triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác. Nếu không được chăm sóc, điều trị đúng bệnh có thể gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ, tiêu cơ vân, suy hô hấp...

Phòng tránh cúm ở trẻ em cần luôn giữ ấm cho các bạn nhỏ khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

Các bạn nhỏ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân.

Hạn chế cho các bạn tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho các bạn nhỏ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá.

Viêm đường hô hấp

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, lúc trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp. Trẻ em có thể mắc căn bệnh này khoảng 6 đến 8 lần trong năm.

Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống. Các bạn nhỏ có thể sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ... Khi thấy các biểu hiện này cha mẹ cần đưa các bạn tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Sốt phát ban

Sốt phát ban ở các bạn nhỏ thường gây ra bởi virus sởi hoặc virus rubella. Bệnh gây ra bởi virus sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi virus rubella còn gọi là ban đào. Sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp, khi trẻ em hít thở chung nguồn khí với người bệnh. Đây là bệnh lây nhiễm do virus nên chỉ có thể điều trị các triệu chứng.

Khi mắc sốt phát ban trẻ  em có biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của các bạn sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ em bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.

Khi thấy các bạn nhỏ có biểu hiện nghi ngờ mắc sốt phát ban cha mẹ cần đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bởi bệnh dễ gây nhầm lẫn với sốt xuất huyết.

Bên cạnh đó, nên hạn chế cho các bạn tiếp xúc với môi trường dễ gây bệnh, cách ly với những trường hợp bị mắc bệnh sốt phát ban, sởi,… Ngược lại, khi các bạn nhỏ mắc bệnh thì các bậc phụ huynh cũng cần cách ly với những người xung quanh để tránh gây bệnh cho người khác. Khi trẻ em mắc bệnh trong độ tuổi đến trường thì cần thông báo cho giáo viên để các cô chủ động có biện pháp phòng tránh.

Tóm lại: Khi thời tiết giao mùa, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, độ ẩm không khí giảm,… làm cho sức đề kháng giảm, những đối tượng sức đề kháng yếu hoặc không thích nghi kịp như trẻ em sẽ dễ mắc bệnh.

Mặt khác, điều kiện môi trường thay đổi như trên cũng rất thuận lợi cho các mầm bệnh vi khuẩn, virus phát triển và lây lan, càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của con người. Vì vậy, 

Để phòng bệnh cho trẻ em thời điểm giao mùa cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng bệnh.

-  Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ em đầy đủ (đối với các bệnh có vaccine phòng như cúm, sởi,…).

- Đảm bảo dinh dưỡng, cho trẻ em ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng.

-  Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.

- Giữ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời vào ban đêm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

- Hạn chế tối đa việc cho trẻ em tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy,…

Khi trẻ em có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, không nên tự ý điều trị tại nhà.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Những bệnh các bạn nhỏ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Cách xử lý nguồn nước sinh hoạt an toàn sau lũ lụt

Sau mưa lũ, tại những vùng bị thiên tai lũ lụt, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất,... lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ và tràn vào các công trình nước sinh hoạt chung như bể, giếng,...

Giúp gan khoẻ mạnh mỗi ngày nhờ 4 thói quen đơn giản

Vai trò chính của gan bao gồm loại bỏ độc tố, xử lý chất dinh dưỡng từ thực phẩm và điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể… Bằng cách áp dụng 5 thói quen quan trọng dưới đây, bạn có thể chủ động bảo vệ sức khỏe lá gan của mình để có một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc hơn.

Đánh bay mỡ bụng với những "mẹo" sau

Việc để béo bụng, dư thừa mỡ vùng bụng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường type 2 và một số bệnh khác. Dưới đây là những cách giúp bạn giảm mỡ bụng hiệu quả mà cả nhà có thể cùng thực hiện.

Những cách để ngăn chặn camera an ninh gia đình bị hack

Với sự phát triển của công nghệ, camera an ninh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại, camera an ninh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi có thể bị tin tặc tấn công và xâm nhập trái phép.