Bên trong lớp học đặc biệt của người thầy viết chữ bằng miệng

Phan Thoa
Mặc dù khuyết tật nhưng thầy giáo Phùng Văn Trường hàng ngày vẫn cần mẫn gieo chữ cho các bạn nhỏ tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Sinh ra bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng càng lớn, tay chân thầy Trường càng yếu, đi không vững, phải vịn tường mới có thể đứng được. Ngày nhỏ, vì muốn con biết mặt chữ, biết tính toán, bố cho thầy đi học. Nếu không cầm bút được thì ông kẹp bàn tay thầy lại tập viết.

Năm lớp 8, chân yếu rồi liệt hẳn, thầy phải nghỉ ở nhà. Từ đó, cuộc đời thầy gắn liền với chiếc xe lăn.

Khi trưởng thành, không muốn bản thân mình là gánh nặng cho gia đình, thầy xin bố mẹ ra ở riêng. Tại căn nhà nhỏ của mình,thầy mở quầy hàng để tự nuôi sống bản thân. Thấy người ta mua chịu hàng mà mình không ghi chép được, thầy trăn trở. Muốn viết được, thầy chỉ còn cách dùng miệng. Nghĩ là làm, thầy cắn bút tập viết. Mới đầu chưa quen, cán bút chọc vào họng liên tục khiến thầy buồn nôn. Khó khăn là thế mà chữ vẫn không ra hình thù gì, có lúc thầy quẳng cả bút giấy đi, không tập viết nữa.

Nhưng rồi, ông trời cũng không phụ lòng người, ròng rã kiên trì tập luyện, hơn một tháng sau, thầy bắt đầu viết được, dần dần thầy có thể làm chủ được cây bút và viết được chữ từ miệng. Ngày ngày rèn luyện, nét chữ của thầy đẹp lên rất nhiều.

Thấy các cháu trong họ hàng học yếu, thầy bảo gia đình đưa đến anh rèn chữ, luyện toán giúp. Dần dần, gia đình các thôn xung quanh cũng đưa con đến nhờ thầy giúp. Phần lớn các cháu đều là học sinh yếu kém, lại học ở các khối lớp khác nhau nên mỗi trường hợp thầy phải dạy riêng để làm sao cho trò dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất.

“Các cháu tiếp thu chậm không có nghĩa là không tiếp thu được, dạy một lần không nhớ thì tôi dạy lại nhiều lần, bao giờ các cháu nhớ được thì thôi. Như thế, sau này các cháu không học cao lên được thì cũng biết tính toán, rành mặt chữ mà làm ăn" - "thầy giáo" Phùng Văn Trường chia sẻ.

Ngày ngày, lớp học đặc biệt của thầy luôn rộn tiếng trẻ "ê a" đánh vần, tính toán cộng trừ nhân chia. Với thầy, đó là niềm hạnh phúc của một người tàn nhưng không phế, mang chút công sức đóng góp cho đời.

"Tôi chưa bao giờ tự nhận mình là thầy giáo cả. Vì người ta học cao, đỗ đạt mới gọi là thầy giáo, còn tôi học chưa hết lớp 8, kiến thức cũng cơ bản thôi. Như nhà Phật nói, các cháu đến với tôi là do chữ "duyên". Tôi chỉ là người đi trước truyền lại những gì mình biết cho người đi sau thôi, giúp được các cháu là tôi thấy vui lắm rồi".

Theo báo Người lao động

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bên trong lớp học đặc biệt của người thầy viết chữ bằng miệng tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Học sinh tìm hiểu Thủ đô Hà Nội qua những trang sách

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), cô và trò trường Tiểu học Dịch Vọng A đã tổ chức Ngày hội tuyên truyền và giới thiệu sách với chủ đề "Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và Hội thi tổ chức “Hội thi trưng bày và giới thiệu sách”.

Aerobic lấp lánh ánh vàng

Đội tuyển Aerobic trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận lần thứ X năm 2024.

Tấm lòng của giáo viên với học trò

Ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với tấm lòng yêu mến trẻ thơ, các thầy cô luôn hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.