Bí quyết tạo nên "những trường học tốt nhất thế giới"

Phần Lan được mệnh danh là nơi có nền giáo dục tốt nhất thế giới, trong khi người Phần Lan cho rằng mấu chốt nằm ở triết lý giáo dục bình đẳng.

Thành tựu được ca ngợi nhiều nhất của Phần Lan trong kỷ nguyên sau Chiến tranh Lạnh là hệ thống giáo dục của họ, những điều mà bạn sẽ không biết được nếu để cho Phần Lan tự công bố sự thật. Vốn dĩ, ta cần những người nước ngoài chỉ ra rằng người Phần Lan sở hữu những trường học tốt nhất trên thế giới.

Cứ ba năm một lần kể từ năm 2000, OECD lại công bố một danh sách được công nhận rộng rãi là bảng xếp hạng đáng tin cậy của hệ thống giáo dục quốc tế. Nó lập biểu đồ kết quả học tập của học sinh tuổi 15 trong môn toán, môn đọc và khoa học trên 70 quốc gia, và trong mỗi lần như vậy Phần Lan đều đứng đầu, hoặc gần vị trí đầu tiên, trong từng lĩnh vực. Tờ The Atlantic mới đây đã gọi Phần Lan là “siêu năng lực giáo dục thống trị phương Tây”.

 Phần Lan được cho là sở hữu những trường học tốt nhất trên thế giới. Ảnh minh họa: Pixabay.

Phần Lan được cho là sở hữu những trường học tốt nhất trên thế giới

Phải nói rằng ngay cả người Phần Lan cũng có chút bối rối khi thống trị vị trí thứ nhất trong xếp hạng PISA (Chương trình đánh giá sinh viên của OECD). Ban đầu họ cho rằng có một sự bất thường kỳ quặc trong hệ thống của PISA, và thậm chí đến giờ họ vẫn là những người hoài nghi.

“Hệ thống trường học tốt ở khía cạnh mọi người đều có những cơ hội bình đẳng, nhưng tôi không đồng ý rằng hệ thống giáo dục của người Phần Lan là tốt nhất trên thế giới: tôi không tin vào những nghiên cứu PISA này”, nhà báo Heikki Aittokoski nói với tôi.

Khía cạnh ấn tượng nhất trong sự thể hiện của người Phần Lan, trên cả sự xuất sắc tổng thể, toàn diện, là việc thành công của họ được trải đều trong tất cả các trường học: đó là đất nước có mức độ chênh lệch trong hiệu quả giữa các trường học nhỏ nhất: chỉ có 4% khác biệt trong kết quả giữa trường tốt nhất và trường tệ nhất.

Những đất nước thành công khác tuyển chọn tốp sinh viên có kết quả xuất sắc nhất vào những trường chuyên đặc biệt; mức độ chênh lệch trong một trường học thì thấp, nhưng khi bạn so sánh kết quả giữa các trường với nhau, đặc biệt ở các khu vực khác nhau của đất nước, sự khác biệt là rất lớn. Tuy nhiên, ở Phần Lan, không quan trọng là bạn đi học ở một vùng xa xôi thuộc Lapland hay ở một khu ngoại ô Helsinki, kết quả của con bạn vẫn được duy trì bất biến. [...]

Quan trọng không kém là sự quan tâm và nguồn lực dành cho những người làm công tác giáo dục. “Chúng tôi có số lượng khoa đào tạo giáo viên nhiều đến mức lố bịch ở khắp mọi nơi”, như Scheinin nói. Ở Phần Lan, giảng dạy được coi là một nghề đáng kính trọng kể từ những ngày đầu tiên xây dựng hệ thống giáo dục đất nước trong nửa sau của thế kỷ 19, vì giáo viên đóng vai trò then chốt trong sự xuất hiện của đất nước với tư cách là một quốc gia độc lập...”, Scheinin nói.

Giáo viên vẫn là một nghề nghiệp hấp dẫn. Hơn một phần tư số sinh viên Phần Lan tốt nghiệp coi giáo viên là lựa chọn hàng đầu. Không giống như ở Mỹ hay Anh, nơi mà những ứng viên ứng tuyển đào tạo giáo viên bị cho là những trí thức nửa mùa, thì ở Phần Lan, nghề sư phạm thu hút các sinh viên sáng giá nhất.

Ở Phần Lan, các khóa đào tạo giáo viên có thể khó hơn cả các khóa học luật hay y. Chúng thường xuyên bị đăng ký quá mức với hệ số mười, đôi khi nhiều hơn. Ở Đại học Helsinki hai năm trước đây, có 2.400 sinh viên ứng tuyển vào 120 vị trí trong chương trình thạc sĩ. Kể từ năm 1970, toàn bộ giáo viên Phần Lan đã được yêu cầu học đến bậc thạc sĩ với sự hỗ trợ của chính phủ. “Tất cả các giáo viên Phần Lan đều tiếp cận việc đào tạo của họ dựa trên sự nghiên cứu. Họ không chỉ được dạy cách giảng dạy, họ được dạy cách suy nghĩ phản biện về những điều mình làm”, Scheinin nói.

Bất chấp vai trò quan trọng, to lớn mang tính chất lịch sử của những người giáo viên trong lịch sử Phần Lan, trên thực tế, hệ thống giáo dục của đất nước này cũng tồi tệ như của chúng ta cho đến khi xuất hiện yêu cầu về bằng thạc sĩ đối với giáo viên. Đây rõ ràng là yếu tố quan trọng cho sự thành công của họ.

Có một lý do khác, thực ra khá quan trọng, về lý do Phần Lan thể hiện tốt như vậy. Lại là từ đó: sự bình đẳng. Ở Phần Lan không có hệ thống giáo dục hai bậc, công-tư. Không có trường học tư lập nào ở Phần Lan, ít nhất không phải là kiểu trường tư lập ở các nước còn lại trên thế giới. Tất cả trường học ở Phần Lan đều dùng ngân sách nhà nước.

Vậy thông điệp từ Phần Lan là, sự bình đẳng bắt đầu từ tấm bảng đen.

(theo Tri thức trực tuyến)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bí quyết tạo nên "những trường học tốt nhất thế giới" tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Học sinh tìm hiểu Thủ đô Hà Nội qua những trang sách

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), cô và trò trường Tiểu học Dịch Vọng A đã tổ chức Ngày hội tuyên truyền và giới thiệu sách với chủ đề "Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và Hội thi tổ chức “Hội thi trưng bày và giới thiệu sách”.

Aerobic lấp lánh ánh vàng

Đội tuyển Aerobic trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận lần thứ X năm 2024.

Tấm lòng của giáo viên với học trò

Ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với tấm lòng yêu mến trẻ thơ, các thầy cô luôn hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.