Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 1

Vũ Hiền (Tổng hợp)
Bộ GD&ĐT vừa thông báo việc tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 1 của các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Công văn do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký thông báo về việc tổ chức thẩm định sách giáo khoa (SGK) lớp 1 của các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT.

Bộ GD&ĐT sẽ tuyển chọn Chủ biên, tác giả để tổ chức biên soạn bộ sách giáo khoa cho chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo Bộ GD&ĐT, hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ ngày 1/7 đến ngày 15/7, Bộ GD&ĐT nhận hồ sơ thẩm định SGK lớp 1 theo chương trình GDPT mới. Các tổ chức và cá nhân biên soạn SGK có nhu cầu thẩm định cần thực hiện thông qua đơn vị đề nghị thẩm định là các nhà xuất bản đáp ứng các yêu cầu theo quy định.

Nếu hồ sơ gửi qua bưu điện, thời gian được tính theo ngày của dấu bưu điện đóng trên bưu phẩm. Đơn vị tiếp nhận hồ sơ là Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT.

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 với lớp 3, 7 và 10; năm học 2023-2024 với lớp 4, 8, 11; năm học 2024-2025 với lớp 5, 9 và 12.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 1 tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Con đi trải nghiệm, phụ huynh: Người vui, người tủi, người lo lắng

Theo chia sẻ của các phụ huynh, hoạt động trải nghiệm, về cơ bản đều mang đến những khám phá mới mẻ, thú vị, bổ ích, niềm vui cho con. Tuy nhiên, việc những hoạt động này liệu đã thực sự đảm bảo tuân thủ quy định của Bộ GD&ĐT, nhận được sự đồng thuận của các phụ huynh và đã thực sự đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tham gia hay chưa thì còn nhiều câu hỏi cần phải giải đáp.

Hoạt động trải nghiệm cho học sinh có đang đi chệch quỹ đạo?

Môn học Hoạt động trải nghiệm đã đi vào giảng dạy chính thức tại các cấp học trên toàn quốc từ năm học 2020-2021 với ý nghĩa tốt đẹp là giáo dục nhân cách, kĩ năng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Vậy nhưng, trong quá trình giảng dạy đã nảy sinh những bất cập.