Bộ Y tế: Phương pháp xét nghiệm sán lợn hiện tại không chứng minh được đường lây

Theo Cục Y tế dự phòng, việc chẩn đoán mắc sán lợn cần dựa vào nhiều yếu tố, vì với xét nghiệm Elisa thì những trẻ mầm non ở Bắc Ninh dù dương tính với sán lợn nhưng không thể khẳng định do ăn món thịt lợn ở trường…

Tính đến sáng nay, 18-3, đã có hơn 2.000 trẻ mầm non ở Thuận Thành (Bắc Ninh) được đưa về 2 viện đầu ngành ở Hà Nội để xét nghiệm ấu trùng sán lợn, sau khi các phụ huynh của trường mầm non Thanh Khương (Thuận Thành) phát hiện bữa ăn của nhà trường sử dụng thịt lợn nổi nhiều hạch trắng như thịt lợn gạo.

Trước tình trạng trên, sáng 18-3, Cục Y tế dự phòng đã lên tiếng cho biết, những trẻ bị nhiễm sán lợn nói trên có thể do nhiều nguyên nhân, trước mắt chưa thể khẳng định được đường lây bệnh.

Hiện tại, có 209 trẻ em ở huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) có kết quả xét nghiệm xác định dương tính với sán lợn. Con số này có thể vẫn tiếp tục tăng lên trong những ngày tới do còn nhiều mẫu bệnh phẩm nghi ngờ đang được xét nghiệm chéo để khẳng định.

3 ngày qua, có hơn 2.000 trẻ mầm non ở Bắc Ninh về Hà Nội xét nghiệm sán lợn

Theo Cục Y tế dự phòng, các bác sĩ của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương cùng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vẫn đang tích cực khám, chẩn đoán phát hiện các triệu chứng, đánh giá các nguyên nhân, các yếu tố dịch tễ, tiền sử sử dụng các loại thức ăn bị ô nhiễm, làm xét nghiệm và tiến hành các phân tích để có chẩn đoán.

Tuy nhiên, việc chẩn đoán hiện tại có đang mắc bệnh ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào nhiều yếu tố vì xét nghiệm Elisa kháng thể dương tính có thể do đã bị nhiễm bệnh trước đó.

"Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác nguồn lây truyền, đường lây cần có các điều tra, đánh giá dịch tễ cẩn thận, rõ ràng, chính xác đảm bảo khách quan dựa trên các bằng chứng khoa học” – Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.

Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân:

- Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, rau sống không đảm bảo vệ sinh.

- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.

- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

Theo An ninh thủ đô

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bộ Y tế: Phương pháp xét nghiệm sán lợn hiện tại không chứng minh được đường lây tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Chủ tịch nước Lương Cường: Sắp xếp đơn vị hành chính mở ra không gian phát triển mới cho Thủ đô Hà Nội

Sáng 30/6, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Hà Nội tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã và các quyết định của Thành phố về việc triển khai tổ chức đơn vị hành chính cấp xã