Bữa sáng mì chan nước sôi của học sinh vùng cao

Nguyễn Hà
Mỗi học sinh Pá Mỳ (Điện Biên) được trợ cấp 520 nghìn và 15 kg gạo mỗi tháng nên buổi sáng các bạn chỉ được ăn mì ăn liền và cơm trắng.

Trường THCS và Tiểu học bán trú Pá Mỳ (Mường Nhé, Điện Biên) có hơn 500 học sinh, chủ yếu là người dân tộc Mông. Nằm cách trung tâm thành phố gần 300km, đây được coi là huyện nghèo và đường giao thông khó khăn nhất của huyện. Học sinh tập trung học tập 5 ngày trong tuần, có những bạn ở xa tới 40 km phải ở lại trường. Cuộc sống sinh hoạt nhờ vào trợ cấp hàng tháng.

6h sáng, sau khi vệ sinh xong, các bạn cầm bát đũa về khu vực nhà bếp để chuẩn bị đồ ăn sáng.

Bữa sáng của học sinh chủ yếu là mì tôm, cơm trắng chan nước sôi.

"Tiêu chuẩn bữa ăn của học sinh là 40% lương cơ bản (1,3 triệu đồng) và 15kg gạo/tháng. Với số tiền hơn 500 ngàn đồng mỗi tháng, các thầy cô phải tính toán và chia đều cho các bữa ăn để cân bằng dinh dưỡng. Chính vì vậy bữa sáng của các bạn chỉ có thể ăn mỳ tôm, bánh mỳ, cơm", thầy Phạm Xuân Tuyến, Hiệu trưởng trường Tiểu học Pá Mỳ, cho biết.

Hàng chục bạn học sinh xếp hàng chờ lấy nước sôi trong căn bếp.

 Nồi nước đang sôi chan với mì tôm và cơm trắng là thức ăn duy nhất trong bữa sáng của học sinh vùng cao. "Đi học mới được ăn sáng, chứ hàng ngày ở nhà chúng mình chỉ được ăn cơm nắm hoặc không có bữa sáng", một học sinh cấp 2 cho biết. 

Nước chan chưa kịp nóng bát, mì chưa kịp mềm, hàng chục bạn học sinh đã húp xì xụp để kịp giờ lên lớp.

Những bạn ăn khoẻ có thể ăn thêm cơm trắng ngoài mì tôm cho no bụng.

"Trường ở cách xa trung tâm, nên các thầy cô phải mua mỳ tôm tích trữ cho các em ăn dần. Các thầy cô, nhân viên hành chính, kế toán bảo vệ trong trường trực tiếp nấu cho các em", thầy Tuyến chia sẻ.

Tùy vào số ngày trong tháng, bữa cơm trưa sẽ được tăng nhiều đạm hơn. Nhiều học sinh bán trú nhà ở xa trường, cuối tuần không về vẫn sẽ được các thầy cô chăm sóc.

"Ở trường ăn uống ngày 3 bữa, nên chúng mình thích ở trường. Về nhà phải phụ giúp gia đình, ăn không đủ, giờ giấc sinh hoạt đảo lộn nên bọn mình đen và gầy hơn", Lý Chà Sơn chia sẻ.

Khuôn viên căng tin trộng 30 mét vuông nằm cheo leo trên đỉnh núi thuộc xã Pá Mỳ, huyện Mường Nhé hàng năm đón tiếp nhiều thế hệ từ lớp 1 đến lớp 9 học sinh người dân tộc Mông, Dao.

Theo VnExpress

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bữa sáng mì chan nước sôi của học sinh vùng cao tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.