Cá, ghẹ Hà Tĩnh nhiễm chất độc mạnh xyanua

Phạm Quang Trường
Kết quả kiểm nghiệm mới nhất của Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm với 9 mẫu cá, ghẹ được lấy từ Hà Tĩnh cho thấy 9 mẫu cá các loại và ghẹ Hà Tĩnh gửi đi xét nghiệm thì có tới 5 mẫu nhiễm xyanua.

Kết quả trên được Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia báo cáo Cục An toàn thực phẩm hôm 22/8.

Cụ thể, có 5 mẫu nhiễm xyanua gồm cá mỏ neo với hàm lượng 3,9 mg/kg; cá đuối, ghẹ 3 mắt hàm lượng 0,8mg/kg; cá nhồng với hàm lượng 0,6mg/kg; cá man hàm lượng0,5 mg/kg.

Ảnh minh họa.

3 mẫu hải sản phát hiện có phenol là cá đuối với hàm lượng 14mg/kg, cá man8,3 mg/k, ghẹ 3 mắt 10mg/kg.

Được biết, những mẫu cá này được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh lấy ngày 5/8 tại Gò cá Cẩm Nhượng, chợ Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), biển Kỳ Anh.

Theo như kết quả kiểm nghiệm này, các mẫu hải sản chứa hàm lượng phenol cao hơn nhiều so với mức phenol được phát hiện trong 30 tấn cá cục đông lạnh tại Quảng Trị thời điểm đầu tháng 6 là 0,037 mg/kg.

Bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết các mẫu hải sản được lấy kiểm nghiệm từ đầu tháng đến ngày 19/8 cho thấy các mẫu hải sản không an toàn ngày càng giảm xuống.

Cụ thể, trong 18 mẫu hải sản được lấy từ tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) được kiểm nghiệm chỉ phát hiện một mẫu có lượng cadimi vượt ngưỡng.

Trước đó trả lời về chất phenol trong hải sản, Cục An toàn thực phẩm khẳng định đến nay trên thế giới chưa có nước nào giám sát phenol, xyanua trong hải sản vì thế nên không quy định ngưỡng các chất này trong thực phẩm. Sau sự cố môi trường, các chất này mới được đưa vào giám sát, kiểm nghiệm.

Phenol có thể tìm thấy trong xúc xích, thịt gà rán, chè đen lên men… và cũng tồn tại tự nhiên trong thực phẩm, ở trái cây như cà chua, táo, lạc, chuối hàm lượng cao, thậm chí sữa.

Chưa quốc gia nào đặt ra ngưỡng an toàn của phenol trong thực phẩm. Tuy nhiên một số nghiên cứu của Cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu cho thấy lượng phenol ăn vào hàng ngày của cơ thể người qua thực phẩm ở 0,18 mcg/kg thể trọng trên một ngày là an toàn.

Còn với Xyanua, phần lớn lượng xyanua có trong nước và đều xuất phát từ quá trình công nghiệp. Nguồn thải chính của xyanua vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hóa chất hữu cơ, những công việc liên quan sắt và thép.

Theo Dân Trí

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cá, ghẹ Hà Tĩnh nhiễm chất độc mạnh xyanua tại chuyên mục Sự kiện của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sự kiện khác

Đoàn công tác T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm việc với Đại sứ quán nước Việt Nam tại Hoa Kỳ

Ngày 20/4 (theo giờ Hoa Kỳ), bên lề Diễn đàn Thanh niên Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc, đoàn công tác của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.