Cả "thế giới" của tình nguyện viên ở TP.HCM bỗng chốc thu bé lại bằng bức tranh vẽ

Hồng Ngọc
Những khoảnh khắc dễ thương của các tình nguyện viên và nơi tuyến đầu đều được ghi lại trong tranh vẽ của "Sài Gòn chơn thành". Bức vẽ khiến tim người xem cũng cảm thấy rung rinh.

"Con thương Sài Gòn, thương Việt Nam y như thương ba má dị đó" cùng với nhiều bức vẽ dễ thương khác nhận về rất nhiều lượt thả tim của cư dân mạng. Những bức vẽ này nằm trong dự án "Sài Gòn chơn thành" của hai chàng trai Bùi Nguyễn Văn Nguyên và Phạm Văn Nghĩa.

Khi dịch bệnh bùng phát tại TP.HCM, Nguyên (sống tại TP.HCM) đã đăng ký làm tình nguyện viên tuyến đầu. Tuy nhiên, khi chương trình tình nguyện hoãn lại và khu đang sinh sống bị phong tỏa, anh chàng cảm thấy bứt rứt, mong muốn được đóng góp gì đó cho thành phố mình đã gắn bó hơn 10 năm.

Cả
Nguyên (bên trái) là một chàng trai yêu Sài Gòn vô điều kiện. (Ảnh: NVCC)

Là chủ một blog chụp ảnh, Nguyên từng đến rất nhiều ngõ ngách của TP.HCM để ghi lại những khoảnh khắc đẹp. Giờ đây, khi không thể ra khỏi nhà, chàng nhiếp ảnh gia nảy ra ý tưởng kể lại những câu chuyện nơi tuyến đầu chống dịch qua nét vẽ dễ thương, gần gũi.

Nguyên quen Nghĩa (sống tại Đồng Tháp) vì chung sở thích nghệ thuật và tình yêu với thành phố. Thích nét vẽ nhẹ nhàng, vui tươi của Nghĩa nên Nguyên rủ bạn cùng thực hiện dự án mang tên "Sài Gòn chơn thành".

Cả
Còn Nghĩa là một chàng trai yêu thích nghệ thuật.

Nguồn cảm hứng cho những bức vẽ của hai chàng trai đến từ khoảnh khắc đáng yêu của các y, bác sĩ và đội ngũ tình nguyện viên tuyến đầu mà 2 người bắt gặp trên mạng xã hội.

"Nhờ những dòng nhật ký chống dịch được các tình nguyện viên đăng tải, mình hiểu hơn về sự hy sinh nơi tuyến đầu. Mình cảm phục và muốn tri ân những đóng góp ấy. Mong người dân sẽ hiểu hành động chân thành của các bạn hơn", Nguyên chia sẻ với Zing.

Cả
Những tình cảm cả hai dành cho Sài Gòn giống như dành cho chính ba mẹ mình vậy.

Sau khi cả 2 thống nhất câu chuyện, Nghĩa sẽ họa lại nhân vật theo bức hình hoặc đoạn clip được chia sẻ. Nguyên thêm nền và câu chữ cho bức tranh hoàn chỉnh hơn. Nguyên cũng cho biết thêm: "Dù hình ảnh hoặc clip gốc không có lời thoại, mình muốn tranh vẽ có thể giúp mọi người tưởng tượng ra một tình huống dễ thương và chân thật".

Những bức tranh được làm với tâm thế thoải mái nên Nguyên và Nghĩa không đặt nặng số lượng. Dù ở xa nhau cũng như chưa gặp ngoài đời bao giờ thế mà hai người phối hợp rất ăn ý, không gặp khó khăn, xung đột. Bởi vì họ cùng hướng đến mục đích chung là ủng hộ tinh thần mọi người.

Cả
Các bức tranh ra đời từ những tình huống dễ thương và chân thật nhất.

Bức vẽ sau khi hoàn thành sẽ được đăng tải trên blog của Nguyên kèm dòng cảm nghĩ về câu chuyện. Đồng thời cũng là lời tri ân dành cho lực lượng chống dịch tuyến đầu. Khi cả thành phố bộn bề, lo toan vì dịch bệnh, cả 2 hy vọng những bức tranh có thể trở thành liều thuốc chữa lành cho mọi người.

"Các tình nguyện viên, sau một ngày dài mệt nhọc sẽ có thêm năng lượng chiến đấu khi được thấy những bức vẽ ủng hộ tinh thần từ hậu phương. Người dân thành phố cũng sẽ hiểu hơn về sự vất vả nơi tuyến đầu và chung tay xây dựng ý thức phòng dịch để Sài Gòn mau lành bệnh", Nguyên chia sẻ.

Cả
Đây giống như một liều thuốc tinh thần giúp chữa lành vết thương cho mọi người.

Với Nghĩa, tuy không sinh sống làm việc trực tiếp tại Sài Gòn nhưng anh chàng cũng muốn thông qua bộ ảnh này gửi lời động viên đến y, bác sĩ và các tình nguyện viên đang ngày đêm chống dịch. Nghĩa xúc động: "Hình ảnh của lực lượng tuyến đầu là nguồn cảm hứng lớn không chỉ cả 2 đứa mà chắc chắn còn cho nhiều người trên cả nước. Hãy cố lên và mang Sài Gòn thân thương khỏe mạnh trở lại nhé!".

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cả "thế giới" của tình nguyện viên ở TP.HCM bỗng chốc thu bé lại bằng bức tranh vẽ tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.