Cách phòng và xử lí khi bị chó cắn

Nguyễn Như Quỳnh
Mới đây, vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó cắn nát nửa khuôn mặt, lộ cả hai hàm răng khiến nhiều người xót xa. Đây trường hợp trẻ em bị chó cắn gây tổn thương lớn nhất, nghiêm trọng nhất từ trước tới nay.

Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận trường bệnh nhi tên là P. P. N. (5 tuổi, sống tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) trong tình trạng nát hết nửa mặt phải, từ chân tóc trở xuống, lộ toàn bộ tuyến mặt bên phải, thấy rõ cả hai hàm răng do bị chó cắn.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó mèo, nhất là vào màu nắng nóng.

Theo Bs. Nguyễn Minh Hằng (Phó khoa Răng- Hàm- Mặt, bệnh viện Nhi đồng), ngay trong đêm cấp cứu, bác sĩ đã khâu đính cơ, xoay vạt, đóng da mặt cho bé nhưng tính chất vết thương quá phức tạp. Nguy cơ nhiễm trùng khó tránh vì răng của con chó rất dơ. Các bác sĩ không cách nào làm sạch hết từng thớ cơ, thớ thịt. 

Sau khi đóng vết thương, hai ngày sau bệnh nhi có dấu hiệu nhiễm trùng, lại phải chuyển lên mổ, dẫn lưu mủ tới 2 lần. Được biết, bé N. cũng được bơm rửa vết thương, tình trạng đã tạm ổn. Tuy vết thương đã lành nhưng hậu quả về thẩm mỹ bé phải gánh chịu rất nặng nề, chưa kể các di chứng bệnh nhi có thể phải đối diện về sau như: mất chức năng của tuyến nước bọt bên mặt phải, liệt mặt phải, mất cảm giác vùng mặt phải…

Một lần nữa, các bác sĩ cảnh báo bậc cha mẹ không nên để con trẻ thân thiện quá với chó mèo để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

1. Cách xử lí khi bị chó cắn

- Nhanh chóng đưa trẻ đến vòi nước chảy mạnh rồi nhẹ nhàng rửa vết thương bằng xà phòng (lưu ý không được rửa, chà xát vết thương quá mạnh), hoặc có thể dùng nước muối đậm đặc, dung dịch sát khuẩn như cồn... để rửa vết thương. 

Khi bị chó cắn cần nhanh chóng sơ cứu tại chỗ bằng cách rửa vết thương bằng xà phòng diệt khuẩn.

- Chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này, pama nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.

- Trong trường hợp vết thương sâu và trẻ bị ra nhiều máu, máu phun thành tia, pama dùng dây thun để garô xung quanh vết thương. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu. 

- Với những vết cắn sâu, phải đợi 3 ngày sau mới được khâu vết thương. Ngay cả khi chó đã được tiêm phòng dại. 

2. Triệu chứng bệnh dại khi bị chó cắn

Trước khi phát bệnh 2-4 ngày: Trước khi phát bệnh khoảng 2-4 ngày trẻ thường có biểu hiện như: Đau đầu, bồn chồn, khó chịu, chán nản, sợ sệt vô cớ. Một số khác bị sốt, cảm, sưng đau tại vị trí bị cắn và lan dọc theo dây thần kịch của hệ bạch huyết.

Khi phát bệnh dại: Trẻ bị sốt cao lên đến 40,6 độ C, cơ thể mệt mỏi, khản tiếng, ho với ba mức độ nặng nhẹ khác như sau:

Tiêm phòng cho trẻ khi bị chó dại cắn.

Thể co thắt: Thể này chiếm phần đa, teen sẽ có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng và gió. Vì đây là những tác nhân chính gây ra cơn dại ( co cứng, co thắt, co giật và run) và khiến các cơn co giật ngày càng nặng hơn. Bên cạnh đó, các cơn co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở, dễ bị ngạt. Trẻ sẽ bị tăng kích thích thần kinh, dẫn bị mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê có thể tử vong trong vòng từ 2-6 ngày.

Thể liệt: Ở dạng này người bệnh không bị kích thích quá độ thường chỉ bị co thắt và liệt. Trẻ có thể bị tử vong do bị ngạt thở hoặc ngất xỉu.

Thể cuồng: Ở thể này trẻ bị tăng kích thích thần kinh dẫn đến thái độ hung dữ, thời gian phát bệnh dại và tử vong nhanh.

3. Cách phòng chống chó cắn và bệnh dại 

Không phải chú chó nào cũng hiền lành, dễ thương đâu teen nhé.

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó mèo, nhất là vào màu nắng nóng.

- Tuân thủ lịch tiêm phòng dại cho chó mèo đầy đủ.

- Khi nuôi chó cần dùng xích hoặc chuồng để nhốt lại, hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với chó mèo nhất là vào mùa nắng nóng. Nhà có trẻ nên hạn chế nuôi chó.

- Chó đi dạo hoặc ra đường cần đeo rọ mõm.

- Không dùng thuốc nam để điều trị khi bị chó cắn.

- Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ khi bị chó dại cắn.

- Khi bé bị chó cắn, phải xử lý như theo các bước ở trên.

Đăng Kiên 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cách phòng và xử lí khi bị chó cắn tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Bài tập mắt cho người cận thị

Thực hiện đều đặn các bài tập cận thị giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường cử động nhãn cầu, thư giãn mắt, giảm nhức mỏi và hạn chế sự tiến triển của cận thị.