Khi teen không chịu trò chuyện với pama
Không thể trò chuyện cùng con là những chia sẻ nhiều nhất mà chúng tôi nhận được từ các bậc làm cha mẹ.
- “Trước đây cô chú rất dễ nói chuyện với con, nhưng khi 15 tuổi, cô khó mà biết chúng đang nghĩ gì. Bạn ấy thường tự cô lập mình trong phòng và ít khi nào nói chuyện với người trong gia đình”.
- “Các con của chú đã từng rất thích thú nghe những gì chú nói. Còn bây giờ, khi ở tuổi thanh thiếu niên, chúng lại nghĩ rằng chú không hiểu được thế giới của chúng”.
- "Khi còn nhỏ, con trai cô thường đặt câu hỏi tới tấp. Nhưng bây giờ cô mới là người phải bắt chuyện. Nếu cô không làm thế, mỗi ngày sẽ trôi qua mà hai mẹ con không có cuộc trò chuyện ý nghĩa nào cả”.
Hầu hết đứa trẻ đều có một thời nói năng tíu tít giờ đây trở thành một thiếu niên "khó chịu".
Mọi nỗ lực để có một cuộc trò chuyện có thể chỉ được đáp lại bằng câu trả lời cụt ngủn:
- Pama hỏi con trai: “Hôm nay con thế nào?”. “Bình thường ạ”, cậu ý trả lời lấy lệ.
- Pama hỏi con gái: “Đi học có gì vui không con?”. Bạn nhún vai: “Chẳng có gì”. Cố gắng khuyến khích teen trò chuyện bằng cách hỏi “Sao con không nói gì nữa?” chỉ dẫn đến một sự im lặng đáng sợ.
Một người mẹ chia sẻ: “Khi cô nhờ con gái làm một điều gì đó, con thường trả lời: “Mẹ để con yên đi”. Một phụ huynh khác cũng gặp vấn đề tương tự với cậu con trai 16 tuổi. Chú kể: “Chúng tôi cãi nhau hầu như mỗi ngày. Mỗi khi nghe tôi nhờ làm một việc gì đó là con tôi viện cớ để từ chối”.
"Chướng ngại vật" khiến pama không thể kết nối cuộc trò chuyện với con?
Đến tuổi dậy thì, ngay cả đứa trẻ hoạt bát nhất cũng có thể đột nhiên trở nên rụt rè.
Ở lứa tuổi này, nói ra tâm tư tình cảm của mình là điều khó khăn. Với số teen ít ỏi không cảm thấy khó nói lên ý kiến của mình, nhưng những gì các bạn nói không phải là điều cha mẹ muốn nghe.
Các chuyên gia cho biết, chướng ngại đầu tiên phải kể đến phần lớn teen có cảm giác mọi người đang soi mói chúng. Những teen tính nhút nhát thường chọn cách chlui vào một thế giới riêng- nơi mà pama khó có thể đến được.
Một chướng ngại khác của việc trò chuyện là teen muốn được độc lập.
Đây là điều không thể tránh—teen đang trưởng thành, và một phần của tiến trình này liên quan đến việc rời khỏi gia đình. Tất nhiên điều này không có nghĩa là các bạn ấy đã sẵn sàng sống tự lập. Các bạn vẫn cần cha mẹ hơn bao giờ hết. Dù vậy, tinh thần tự lập thường bắt đầu nhiều năm trước khi trưởng thành. Thí dụ, nhiều teen thích tự suy nghĩ trước khi nói ra quan điểm của mình.
Một điều đáng lưu ý, teen có thể "từ chối" trò chuyện với pama nhưng chúng lại không khép mình như thế với bạn bè. Dẫu vậy, đừng vội kết luận rằng các bạn ý đã “sa thải” các ông bố bà mẹ.
Trái lại, những cuộc thăm dò cho thấy rằng dù không thừa nhận nhưng các teen xem trọng lời khuyên của cha mẹ hơn của bạn bè chúng.
Bí quyết phá vỡ rào cản trong cuộc chuyện?
Cuộc đời của teen đang bước vào một giai đoạn mới và pama cần thay đổi phương pháp dạy dỗ bằng cách điều chỉnh cách trò chuyện của mình.
1. Pama lúc nào thì sẵn sàng để trò chuyện cùng con
Thời điểm chính là bí quyết!
Một mama chia sẻ: "Con gái tôi nhiều lần đến phòng tôi vào ban đêm, có khi ở đó cả tiếng đồng hồ. Tôi không phải là người thức khuya nên điều này không dễ. Nhưng trong những đêm ấy, chúng tôi trò chuyện với nhau về mọi thứ”.
Nếu teen dường như không muốn nói chuyện, hãy cùng nhau làm một việc gì đó, chẳng hạn đi dạo, chơi trò chơi hoặc làm việc nhà. Những hoạt động như thế thường giúp các bạn ý cảm thấy dễ cởi mở hơn.
2. Vì sao pama không hiểu con ?
Hơn bao giờ hết, pama cần “nhận biết lời nói” của con. Hãy lắng nghe và đừng ngắt lời con!.
Teen có thể nói: “Lúc nào ba mẹ cũng xem con là con nít!” hoặc “Ba mẹ chẳng bao giờ nghe con!”. Thay vì tranh cãi về cách dùng từ sai của con như “lúc nào” và “chẳng bao giờ”, hãy hiểu rằng các bạn ấy không có ý nói như thế.
Chẳng hạn, “Lúc nào ba mẹ cũng xem con là con nít” có thể có nghĩa là “Con thấy ba mẹ không tin con”, và “Ba mẹ chẳng bao giờ nghe con” có thể là “Con muốn nói cho ba mẹ biết con thật sự cảm thấy thế nào”.
Hãy cố gắng nhận ra cảm nghĩ nằm sau lời nói của các bạn ấy, pama nhé.
Trong trường hợp đó, pama hãy thử nói như sau: “Ba/mẹ có thể thấy con bực mình, và ba/mẹ muốn nghe con nói. Con cho ba/mẹ biết tại sao con cảm thấy ba/mẹ xem con là con nít”.
3. Những cuộc nói chuyện "hòa bình"
Qua lời nói và thái độ, hãy “làm sự hòa bình” để khiến teen muốn nói chuyện với cha mẹ. Hãy nhớ rằng, pama luôn là người ủng hộ con.
Chẳng hạn, thay vì hỏi các bạn ý về chuyện đã xảy ra trong ngày, pama hãy kể cho teen nghe về chuyện của mình và xem các bạn ý phản ứng thế nào. Nếu muốn biết quan điểm của teen về một vấn đề, hãy hỏi những câu hỏi mà không nhắm vào chúng. Ví dụ, hỏi xem một người bạn của con cảm thấy thế nào về vấn đề đó, rồi hỏi con sẽ khuyên bạn đó như thế nào.
Trò chuyện với con cái ở tuổi thiếu niên không phải là điều không thể làm được phải không nào. Pama hãy thay đổi phương cách tùy theo nhu cầu của con, pama nhé!
QQsan