Cạm bẫy từ "nắp cống hở" và cách ứng phó với đường ngập lụt

Nguyễn Hà
Mưa lũ khiến người dân điêu đứng vì những hậu quả mà nó mang lại. Thêm vào đó là không ít tin buồn về tai nạn của các bạn học sinh khi tham gia giao thông trên đường ngập lụt, có cách nào để tránh?!

Ngày 21/9, tại Bình Phước, sau khi tan học, bạn Vũ Thảo Uyên cùng với Đinh Thị Tuyết Phương (16 tuổi, cùng là học sinh lớp 11, Trường THPT Phước Long) chở nhau đi học về bằng xe máy. Đến đoạn đường ĐT741 thuộc khu phố 6 (phường Long Phước) thấy có nước ngập khá cao do trước đó trời mưa lớn, lượng nước bị ứ cục bộ. Cả hai quyết định dắt xe máy đi bộ để vượt qua đoạn đường này. Tại đoạn nước ngập sâu thì bất ngờ cả 2 bạn bị nước cuốn xuống miệng cống thoát nước ở gần đó.

Khu vực cống thoát nước, nơi bạn Uyên bị nước cuốn trôi.

Ngày 27/9, tại đoạn đường nằm gần Cụm công nghiệp Thạnh Phú (H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Nạn nhân là bạn Nguyễn Tấn Trường (11 tuổi), học sinh lớp 4 Trường tiểu học Chu Văn An (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu) đã bị trôi xuống cống khi trên đường đi học về. Vào thời điểm trời mưa to nước chảy lớn, Trường đang trên đường đi học về đến đoạn đường này không may bị rơi chiếc dép, cậu chạy theo nhặt thì bị nước cuốn trôi.

Gần đây nhất là vụ việc, một học sinh lớp 10 ở Quảng Trị bị rơi xuống cống hộp. Vào khoảng 17h chiều 9/10, ở địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị trời mưa rất to, nhiều tuyến đường ngập cục bộ. Bạn Lê Văn Sang (lớp 10 trường THPT Lê Lợi, TP Đông Hà) điều khiển xe máy chở bạn là Nguyễn Đình Khánh đi mua đồ dùng trên đường Trường Chinh. Khi trước mặt là đoạn đường thấp trũng, cả hai vẫn băng qua và bị sa xuống cống. Cả hai xuống kéo xe lại nhưng không kịp và bạn Sang đã bị nước cuốn đi. 100 cán bộ đã nỗ lực tìm kiếm và sau 2 ngày đã tìm được thi thể của Sang.

Đây chỉ là trong những số ít trường hợp các bạn học sinh gặp nạn do bị nước mưa trôi xuống cống. Sau những câu chuyện thương tâm này, trách nhiệm được chia cho những nhà quản lý đô thị và nhận thức của những bạn học sinh. Chính vì thế chúng ta cần nắm vững những kỹ năng bảo vệ bản thân an toàn khi tham gia giao thông mùa mưa lũ.

1. Cập nhật tình hình mưa lũ nơi mình sinh sống

Hiện nay chúng ta có thể cập nhật dễ dàng thông tin trên mọi phương tiện. Chúng ta cần nắm được khu vực trường học và nhà ở có chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mưa bão, ngập lụt hay không.

Trước khi chúng ta trở về nhà, cần tìm hiểu thông tin lộ trình ta sẽ đi có ngập lụt và mức độ nguy hiểm ra sao để tìm ra con đường an toàn nhất.

2. Liên lạc với người thân

Hãy tìm các tuyến đường đi lại và di chuyển khẩn cấp và thảo luận với người thân. Chọn ra con đường đi tốt nhất để trở về nhà hoặc tìm nơi trú mưa, đợi khi đường hết ngập úng rồi hãy trở về nhà.

3. Không tham gia giao thông trong thời tiết xấu

Khi mưa cực to, gió mạnh hay lốc xoáy chúng ta không nên di chuyển hoặc ra ngoài trời mà cần tìm nơi trú ẩn. Thời tiết xấu khiến chúng ta không trở tay kịp trong những trường hợp nguy hiểm. Nếu trong cơn mưa có hiện tượng sấm chớp, gió giật mạnh ta không nên đứng gần mục tiêu cao hoặc cây xanh tránh sét đánh hoặc cây đổ.

4. Không nên mạo hiểm tham gia giao thông trên đường ngập sâu

Chúng ta cần tránh băng qua cống nước, chúng có thể rất nguy hiểm vì nước rất xoáy và mạnh. Nếu phải di chuyển qua vùng nước, ta nên chuẩn bị một chiếc gậy để kiểm tra mực nước trước khi đi qua.

Với những khu vực lũ lụt, mực nước chỉ 15cm đủ làm ngã một người lớn và 60cm đủ cuốn trôi một chiếc xe hơi. Vì vậy cần tránh xa vùng nước lũ và đường bị ngập sâu.

5. Không chạy đuổi theo đồ vật bị nước cuốn

Khi ta tập trung chạy đuổi theo đồ vật bị nước cuốn sẽ không còn cảnh giác nguy hiểm đang bủa vây quanh ta thế nào. Vì vậy, khi thấy đồ của mình bị nước trôi nhanh ta nên chạy tới chỗ trống cao để tránh nguy hiểm và nhờ sự trợ giúp của người lớn.

Ngọc Hà

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cạm bẫy từ "nắp cống hở" và cách ứng phó với đường ngập lụt tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Làm thế nào để tự khích lệ mình?

Trong cuộc sống cũng như trong học tập, bạn có thể gặp một vài rắc rối, trắc trở. Có thể là bài kiểm tra điểm thấp, bị bạn bè hiểu lầm... khiến tâm trạng bạn lo lắng, chán nản. Sự chán nản, thất vọng không chỉ một ngày, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nếu bạn không biết cách vượt qua.

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.

Nhường nhịn bạn gái là ga-lăng

Tối nay, lúc ăn cơm, mẹ cứ phàn nàn con chẳng “ga-lăng” gì cả, giành đồ chơi với bạn gái. Rồi lại lấy quyển sách đập lên đầu bạn nữa chứ. Con cãi, vì bạn đập con trước. Rồi con cứ bực bội với mẹ mãi… Bố biết, vì con chưa hiểu thế nào là “ga-lăng”, và vì sao đàn ông, con trai lại phải nhường nhịn đàn bà, con gái?