Cảm phục cô giáo khuyết tật dành trọn tình yêu cho những đứa trẻ kém may mắn

Thúy Quỳnh
Để dạy dỗ trẻ bình thường đã khó nhưng để hướng dẫn và chỉ dạy cho trẻ khuyết tật lại càng khó hơn. Nhưng đó lại là điều mà một cô giáo khuyết tật đang nỗ lực từng ngày...

Đến xã Cổ Loa (H. Đông Anh, Hà Nội) tìm hỏi cô giáo đã từng mở lớp dạy các bạn học sinh bị khuyết tật thì người dân trong vùng ai cũng biết - đó là cô Nguyễn Thanh Giang.

Không chỉ là một cô giáo, bản thân cô Giang cũng là một người khuyết tật vận động, với thân hình bé nhỏ, việc vận động đi lại vô cùng khó khăn, nhưng đằng sau đó là cả sự nỗ lực phi thường với mong muốn mang những điều tốt đẹp nhất đến cho học trò của mình. 

Nỗ lực đi lên từ đôi chân không lành lặn của một cô giáo

Theo lời kể của cô Giang, khi được 9 tháng tuổi, lúc cô bắt đầu biết tập đi và đã biết gọi mẹ thì lại bị sốt bại liệt, nằm liệt giường suốt mấy năm liền, không đi lại, cũng không nói được. Bố mẹ cô Giang phải đưa đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác để chữa trị cả Đông y lẫn Tây y. Nghe ở đâu chữa được bệnh cho con mình thì bố mẹ cô lại đưa cô đi...nhưng phải lên 3 – 4 tuổi thì cô mới bắt đầu tập đi lại được.

Do bệnh tật nên cô Giang cũng bị đi học chậm hơn các bạn cùng chăng lứa hơn 1 tuổi. Cô Giang nhớ lại, suốt những ngày năm lớp 1, cô thường xuyên phải đi vào viện đi phẫu thuật chỉnh hình ở bệnh viện. Nhưng cứ hễ đi phẫu thuật xong,  được khoảng 1 – 2 tháng thì lại cô lại mang chân nẹp gỗ đi học. Với cô Giang, dù chân có đau đến đâu thì cô vẫn mong muốn đến trường như các bạn bình thường.

Cô Nguyễn Thanh Giang rạng rỡ nhận hoa nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11

Những năm học cấp 2, cấp 3, cô Giang cứ đi được một đoạn lại ngã khuỵ chân xuống, do đôi chân yếu, không có khả năng trụ vững như người bình thường. Dù ngã cô vẫn kiên cường tự đứng dậy và bước đi tiếp.

Khi thi đại học, kết quả lần đầu báo về là “trượt”, cô nghĩ: “Thôi sức khỏe mình như vậy thì ở nhà xin đi may để học việc cũng như phụ giúp bố mẹ được về kinh tế. Nhưng chắc là do các cơ duyên với nghề giáo nên cứ kiếm được bao nhiêu tiền thì cô lại tích tiền kiếm được rồi đạp xe lên chợ Tó để mua thẻ đọc sách về đọc rồi lại mượn tài liệu của các bạn đi ôn thi để về photo học lại”.

Thế rồi quyết tâm cũng không phụ lòng người, sau 2 năm tự ôn luyện cô Giang cũng đã thi đỗ vào hai trường đại học là: Trường trung cấp văn thư lưu trữ và Khoa văn của Cao đẳng sư phạm Hà Nội, rồi cô chọn vào trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội để tiếp tục ước mơ...

Dành trọn tình yêu thương cho trẻ khuyết tật

Về chuyện lớp học tình thương cho các trẻ em đặc biệt đối với cô Giang cũng cái duyên không dự đoán được. Từ trước khi cô Giang vào dạy thì đã có lớp học này rồi, nhưng trước mới là một nơi để trông giữ chứ chưa có ai dạy kiến thức cho các em. Vì vậy mà sau khi ra trường cô Giang đã được Phòng giáo dục của huyện kết hợp với xã Cổ Loa yêu cầu chất lượng của một lớp tình thương chứ không chỉ dừng lại ở việc trông giữ các em.

Đối với một cô giáo mới vào nghề, chưa từng tiếp xúc để dạy trẻ đặc biệt thì công việc của các cô sẽ gặp phải muôn vàn những khó khăn. Có những giai đoạn mà cô bảo các bạn không chịu nghe lời, cứ ậm ừ thế thôi, rồi nghĩ cũng tủi, thời gian đó cô vừa mệt lại áp lực nên cân sút giảm còn có 33 ký.

Khó khăn, vất vả là vậy nhưng cô Giang chưa từng một lần nào có suy nghĩ sẽ bỏ các bạn học sinh, bỏ nghề giáo viên này. Buồn thì buồn, nhưng cô cũng tự ngẫm lại rồi lại động viên mình cùng các bạn cố gắng phấn đấu. Thế rồi lòng tốt của cô đã được đền đáp, học sinh của cô ngoan hơn, nghe lời hơn và còn biết được những sở thích của cô nữa.

Cô Giang có chia sẻ: “Cô thường có sở thích đi ngắm những hàng hoa phượng, hoa bằng lăng hay những bông hoa trắng li ti mọc hai bên vệ đường trước khi vào lớp học. Sở thích của cô thì cô cũng chỉ giữ cho mình thế thôi. Thế nhưng điều làm cô bất ngờ nhất chính là những món quà mà các bạn học sinh đem đến tặng cô mỗi ngày lên lớp. Bạn thì một bó hoa xuyến chi trắng ngần đem đến tặng cô, bạn thì những bông hoa lan được hái từ nhà, rồi cả lớp lại đi hái hoa dại thả vào chậu nước để cô có thể rửa tay...”. Những điều đó làm cô bất ngờ lắm, nhưng chỉ vậy thôi mà cô đã đủ thấy ấm lòng.

Những ngày 20/11 luôn ngập tràn niềm vui và tiếng cười của cô trò 

Để giúp các bạn có được một môi trường học tập tốt hơn, cô Giang đã xin với huyện để chuyển lớp học về trường chuyên biệt Bình Minh của huyện Đông Anh (Hà Nội). Tại đây, các bạn sẽ có môi trường được học tập tốt hơn, được tham gia các khóa học tập thể, các trò chơi và đưa các em vào trong quy củ, nề nếp.

Từ ngày chuyển lớp học về trường Bình Minh đến nay cũng đã được 5 năm, tình cảm của cô Giang dành cho  các bạn nhỏ bị khuyết tật ngày càng lớn.

Cô Giang chia sẻ, trường Bình Minh chủ yếu là những học sinh: khuyết tật trí tuệ, tự kỷ, đao, khiếm thính,… Hiện tại, học sinh của lớp cô Giang đang dạy là khiếm thính và khuyết tật trí tuệ..

Chia sẻ nhiều hơn về nghề dạy trẻ đặc biệt, cô Giang nói: “Nếu để nói về tình yêu nghề thì ai cũng có, nhưng chắc là do bản thân tôi cũng là một người khuyết tật nên sự đồng cảm với các con nhiều hơn. Bản thân tôi chỉ là khuyết tật vận động vẫn có thể học tập vẫn có thể giao tiếp như những người bình thường, còn đối với các bạn thì không. Do vậy mà có bao nhiêu tình cảm tôi đều dành hết  cho các con. Trong thâm tâm tôi, giúp đỡ được các bạn phần nào thì tôi sẽ giúp đỡ, để sau này các con ra trường có thể giúp ích được xã hội cũng như nuôi được bản thân mình”.

Nam Phương

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cảm phục cô giáo khuyết tật dành trọn tình yêu cho những đứa trẻ kém may mắn tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Cô học trò giỏi giang

Ở lớp 5D, trường Tiểu học Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội), có một cô học trò nhỏ luôn ...

Bài Gương Mặt khác

Truy tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho thanh niên hy sinh khi cứu 4 học sinh đuối nước

Với tấm lòng dũng cảm, không ngại hiểm nguy để cứu người, anh Đặng Duy Doanh – 31 tuổi ở xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ – đã mãi mãi ra đi sau khi cứu sống 4 em học sinh thoát khỏi dòng nước dữ. Sự hy sinh cao cả ấy đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng người thân, hàng xóm và cộng đồng.

Người truyền lửa cho học trò

Tận tụy, yêu nghề, giàu lòng nhân ái và luôn hết mình vì học sinh – đó là những điều người dân xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) nhắc đến khi nói về cô giáo Hoàng Thị Chí, giáo viên phân môn Địa lí, Trường THCS Xuân Vân.

Hành trình chinh phục giấc mơ chuyên Tin

Từ mái trường THCS Thụy An nhỏ bé nơi vùng đất Ba Vì (Hà Nội), Trần Bình Minh, cậu học trò đam mê công nghệ thông tin đã thành công thi đỗ lớp chuyên Tin Trường THPT chuyên Sơn Tây. Hãy cùng nghe cậu bạn chia sẻ bí quyết học tập nhé!