Cắn móng tay - Bệnh tâm lý nguy hiểm hơn bạn nghĩ nhiều

Nguyễn Như Quỳnh
Cắn móng tay là thói quen xấu của rất nhiều teen Không chỉ làm móng tay nham nhở, việc cắn móng còn khiến bạn gặp rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đấy.

Tật cắn móng xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu như căng thẳng, nhàm chán hoặc lo lắng.

1. Nhiễm trùng móng

Cắn móng tay gây ra nhiều vết xước trên móng tay, thậm chí là ngón tay. Các loại vi khuẩn và nấm men này có thể gây nhiễm trùng móng tay hay viêm mé (paronychia) gây ra đau đớn và sưng phù móng tay.

2. Biến dạng vĩnh viễn móng tay

Hậu quả chính của việc cắn móng tay là khiến móng tay bị biến dạng.

Không phải lúc nào móng tay cũng dễ dàng mọc lại, việc cắn quá thường xuyên tại 1 góc móng có thể làm thay đổi độ dài và hình dạng của móng tay vĩnh viễn đấy nhé!

3. Lây nhiễm mụn cóc

Virut HPV là virut gây mụn và u nhú ở người, đặc biệt thường gặp ở những người có thói quen cắn móng tay.

Các hạt mụn cóc có thể xuất hiện ở ngón tay rồi lây sang khoang miệng và môi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Vấn đề về răng miệng

Răng bạn có thể bị xô lệch, sứt mẻ và yếu dần theo thời gian nếu bạn cứ giữ thói quen xấu này.

Chưa kể, cắn móng tay dễ làm hỏng men răng, làm mất sự liên kết của răng hàm trên và hàm dưới, gây ra viêm nướu.

Vậy là thế nào để hạn chế việc cắn móng tay. Hãy cùng theo dõi những "bí kíp" này xem nhé:

- Dùng băng keo cá nhân hoặc băng dính để bọc móng tay cả ngày, trừ lúc ngủ. Bạn nhớ thay băng mới khi tắm mỗi ngày nhé!

- Giữ tay luôn bận rộn: Bạn có thể tìm 1 thú vui khác để quên việc cắn móng tay như nghịch 1 chiếc bút chì, 1 đồng xu...

- Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo để giảm thời gian cắn móng.

- Sơn móng tay bằng một số dược phẩm tạo mùi khó chịu khiến bạn cảm thấy khó chịu khi cho móng tay vào miệng.

Xuân Trường 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cắn móng tay - Bệnh tâm lý nguy hiểm hơn bạn nghĩ nhiều tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Đi một trại hè, "học một sàng khôn"

Trại hè Học làm chiến sĩ công an - Đi để trưởng thành đã chính thức được Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng khởi động tổ chức. Đây là chương trình mang nhiều ý nghĩa tích cực, bổ ích dành cho các em học sinh từ 8 đến 16 tuổi. 

Xử lý thế nào khi bị ong tấn công?

Ong mật có thể đuổi theo con mồi với tốc độ xấp xỉ 32 km/giờ, vì vậy nếu đủ sức bạn hãy chạy nhanh hơn đàn ong, khi bị đốt cần rút nọc độc dính trên da càng sớm càng tốt.

Mùa hè an toàn - khi bạn online

Mùa hè, bạn sẽ có nhiều “khoảng trống” sau những lúc ngủ nghỉ cùng các kế hoạch vui chơi dài dài. Thế nên sẽ không lạ nếu như bạn được mẹ cho phép “kết bạn” với cái cậu có tên “online”. Đây là kho tàng kiến thức khổng lồ ta có thể truy cập bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu. Nó có thể giúp bạn “xả xì trét” sau những giờ học căng thẳng. Nhưng, Internet cũng tiềm tàng nhiều rủi ro. Bởi vậy, hãy để Tóc Mây chỉ cho bạn một số bí kíp” hay ho nè!

Duy trì sức khỏe trong mùa thi

Mùa thi đến rồi, ngoài tập trung ôn luyện kiến thức thì việc duy trì cơ thể khỏe mạnh là điều rất cần thiết để đạt được kết quả tốt bạn nhé!