Cậu bạn cấp 2 sáng tạo ra hộc bàn chống gian lận trong thi cử

Phan Thoa
Một thiết bị đơn giản mà lại có nhiều công dụng và dễ dàng phát hiện những trường hợp gian lận chính là mơ ước của bất cứ ai đang hoạt động trong ngành giáo dục.

Gian lận trong thi cử luôn là vấn đề được cả xã hội quan tâm và đến giờ vẫn có phương pháp nào khắc phục triệt để tình trạng này.

Mới đây, hình ảnh của cậu bạn có tên Nguyễn Cao Diên Khang (học sinh trường THCS Nguyễn Chí Diểu, TP. Huế, Thừa Thiên Huế) và phát minh chiếc bàn học siêu thông minh đã gây xôn xao khắp cả nước. Với chiếc hộc bàn đầy sáng tạo, tỉ mỉ của mình Diên Khang đã chinh phục giành giải Ba cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017, giải Nhì Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật thành phố Huế năm 2016 – 2017.

Chân dung cậu học trò ở Huế với phát minh chống gian lận đang gây xôn xao.

Báo Thể thao & Xã hội cho biết, chia sẻ ý tưởng của mình, Diên Khang cho nói: Học sinh rất thường xuyên để quên đồ dùng học tập trong ngăn bàn và cũng thường xuyên vứt rác bừa bãi. Đây chính là những hành động không đẹp ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như môi trường học tập. Chiếc hộc bàn này có thể nhắc nhở các học sinh không còn quên đồ dùng học tập cũng như “tố cáo” những bạn vứt rác bừa bãi.

Công dụng quan trọng hơn cả đó chính là chiếc hộc bàn này có thể giúp các giáo viên phát hiện những trường hợp gian lận trong thi cử, kiểm tra. Nó sẽ giúp mỗi người có thể trưởng thành bằng chính năng lực thực sự của mình mà không phải nhờ việc quay cóp bài vở.

Để tạo ra hộc bàn này, Diên Khang đã chế tạo mạch điện xử lí từ các linh kiện điện tử, tái chế đèn lazer và cảm biến, lắp đặt kính phản chiếu rồi lắp ráp hệ thống vào hộc bàn học sinh. “Với nguyên tắc hoạt động chính là dùng tia lazer để quét hộc bàn nhằm phát hiện vật dụng trong đó. Ngoài ra, có thể ứng dụng thiết bị với nhiều công năng như phát hiện đồ dùng bỏ quên, phát hiện rác trong hộc bàn, phát hiện tài liệu giấu trong hộc bàn trong giờ kiểm tra…”

“Với nguyên tắc hoạt động chính là dùng tia lazer để quét hộc bàn nhằm phát hiện vật dụng trong đó. Ngoài ra, có thể ứng dụng thiết bị với nhiều công năng như phát hiện đồ dùng bỏ quên, phát hiện rác trong hộc bàn, phát hiện tài liệu giấu trong hộc bàn trong giờ kiểm tra…”, trao đổi với Đời sống pháp lý, Khang cho hay.

Từ đó, khi đóng khóa, mạch hẹn giờ sẽ được kích hoạt, xuất hiện dòng điện ở cổng. Thông qua các bộ phận của hệ thống sẽ phát ra tia lazer. Nếu không có vật cản, tia lazer làm cảm biến hoạt động.

Bằng những kiến thức về mạch điện cậu bạn nhỏ đã có phát minh vô cùng hữu ích.

Sau đó, xuất hiện dòng điện từ cảm biến đi vào cực điều khiển của tranzito, chặn dòng từ cực vào của tranzito nên không có dòng điện ở cực ra của tranzito. Lúc này, mạch báo động không được cấp dòng nên không hoạt động, đèn không sáng và chuông báo động không reo.

Nếu có vật cản, cảm biến không hoạt động do không nhận được ánh sáng, thông qua các bộ phận của hệ thống, mạch báo động hoạt động, đèn sẽ sáng và chuông báo động sẽ reo lên. Khi lấy vật cản ra, cảm biến nhận được ánh sáng trở lại thì đèn mới tắt và chuông báo động mới dừng.

Thiết bị có cài đặt thời gian tùy chỉnh để hệ thống quét tia lazer tự động sẽ tắt sau một thời gian hoạt động nhất định nếu không phát hiện vật dụng nhằm tiết kiệm điện năng.

Khi được hỏi về những ưu điểm của hệ thống, Diên Khang cho hay: “Thiết bị lắp ráp đơn giản, nguyên lý hoạt động dễ hiểu, tận dụng lại những linh kiện đã qua sử dụng như đèn lazer cũ được lấy từ đầu đĩa DVD, cảm biến lấy từ những món đồ chơi đã qua sử dụng như ô-tô, máy bay điều khiển từ xa… giúp bảo vệ môi trường và giảm giá thành sản xuất”.

Cô Võ Thị Kim Tuyến (Giáo viên hướng dẫn) cho biết, Khang có năng khiếu về mạch điện tử từ nhỏ, bạn ấy tự mày mò, lắp ráp các mạch điện tử.

“Khang là học sinh giỏi từ nhỏ nên việc hoàn thiện sản phẩm chỉ trong thời gian ngắn nhưng để ấp ủ ý tưởng thì mất khoảng khoảng 2 tháng. Thiết bị giúp phát hiện dụng cụ để quên dưới hộc bàn, quản lý việc sử dụng tài liệu dưới hộc bàn trong giờ kiểm tra…”, cô Tuyến chia sẻ.

Duy Minh (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cậu bạn cấp 2 sáng tạo ra hộc bàn chống gian lận trong thi cử tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Cậu bé đa tài

“Cậu bé đa tài” hay “anh bạn nhỏ thông thái” là những lời nhận xét của thầy cô và ...

Bài Gương Mặt khác

Môi trường để bạn trẻ rèn luyện, cống hiến, trưởng thành

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu (GMTVNTB) Đặng Cát Tiên và Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023 Lê Văn Phúc đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình phấn đấu vươn lên, cống hiến, đặc biệt là sự đồng hành của tổ chức Đoàn, Hội, Đội giúp các bạn trở thành những tấm gương truyền cảm hứng như ngày hôm nay.

Ước mơ trở thành nhà Toán học

Ghé thăm lớp 5A7, trường Tiểu học Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nếu bạn ngỏ ý muốn gặp “cây Toán” của lớp, hẳn là các bạn trong lớp sẽ vui vẻ giới thiệu ngay cậu bạn Nguyễn Hoàng Việt – người sở hữu một loạt thành tích ấn tượng cấp Quốc gia, Quốc tế với bộ môn thú vị này

Đỗ Hà My - cô gái tài năng

Thích học Toán, mê tiếng Anh, nghiền khoa học, có tài lẻ về khiêu vũ thể thao, vẽ tranh và có chiều cao vượt trội… là những điều mà mọi người luôn ấn tượng khi nhắc tới cô bạn Đỗ Hà My (lớp 6CI1, trường liên cấp Nguyễn Siêu, Hà Nội).

"Thầy Tổng" đa tài và tâm huyết

Gắn bó với phong trào, công tác Đội trong nhiều năm, thầy Đinh Công Thành (trường Tiểu học Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội) luôn dành nhiều tâm huyết, sáng tạo để có những cách làm đổi mới, phù hợp với các bạn thiếu nhi, học sinh.