Chỉ 1% học sinh chọn tiếng Nga, Trung… làm ngoại ngữ thứ nhất

Nguyễn Hà
Bên cạnh tiếng Anh, Bộ GD&ĐT cho học sinh chọn lựa 3 ngôn ngữ khác (Nga, Pháp, Trung) thành một môn học. Tuy nhiên, Vụ giáo dục Trung học mới đưa ra con số khá khiêm tốn là chỉ có 1% học sinh chọn ngoại ngữ ngoài tiếng Anh.

Năm học 2016-2017, tiếng Pháp tiếp tục được dạy ở 34 tỉnh. Học sinh chọn học theo một trong các chương trình: chuyên, tăng cường, song ngữ, ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2.

Tiếng Anh, vẫn là lựa chọn số 1 với tất cả các bạn học sinh.

Bộ GD&ĐT cũng cho biết số lượng học sinh học tiếng Trung, tiếng Nga, Hàn Quốc, Nhật, Đức như là môn ngoại ngữ 1 hoặc môn ngoại ngữ 2 chỉ chiếm khoảng 1% và chỉ có một số địa phương có điều kiện triển khai theo nhu cầu của người học. Cụ thể, với sự lựa chọn tiếng Đức là ngoại ngữ 1, Hà Nội có 218 học sinh, TP. Hố Chí Minh có 130 học sinh... Tiếng Nga được dạy tại 10 địa phương (Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An) với số lượng khoảng 1.200 học sinh. Môn tiếng Trung được dạy ở 9 tỉnh, tại 28 trường THCS và 18 trường THPT với khoảng 12.000 học sinh, chủ yếu là học sinh chọn làm ngoại ngữ 1. Môn tiếng Nhật được dạy tại 7 tỉnh, 32 trường với khoảng 25.000 học sinh, bao gồm học sinh chọn làm ngoại ngữ 1 và ngoại ngữ 2.

Theo Bộ GD&ĐT, ngoại ngữ thứ nhất là ngoại ngữ bắt buộc. Quy định của chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5.5.2006, học sinh được lựa chọn một trong 4 ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Trung làm ngoại ngữ thứ nhất. Năm 2011, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tạo đã ban hành quyết định về việc tiếng Nhật được bổ sung dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ hai tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

Kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020 của Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 có hoạt động xây dựng chương trình môn học tiếng Nga, tiếng Trung theo chương trình mới - hệ 10 năm như đã xây dựng đối với tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật. Việc xây dựng chương trình này nhằm đảm bảo người học khi hoàn thành chương trình tiểu học, THCS và THPT đạt được các chuẩn đầu ra quy định theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đã được ban hành.

Từ năm học 2016 - 2017, Bộ cũng sẽ chuẩn bị triển khai dạy học thí điểm chương trình tiếng Đức như ngoại ngữ thứ hai, để tới năm sau triển khai dạy tiếng Đức từ lớp 6 ở các địa phương đang tiến hành giảng dạy môn này (Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng), sau đó lần lượt mở rộng tới các địa phương khác. Môn tiếng Pháp, tiếp tục củng cố và phát triển 4 chương trình giảng dạy tiếng Pháp: ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2, chuyên ngữ và song ngữ...

Từ năm học 2016 - 2017, các ngoại ngữ khác như tiếng Nhật đã được thí điểm dạy từ lớp 3 ở 5 trường tiểu học (như ngoại ngữ 1), tiếng Hàn được thí điểm dạy từ lớp 6 (như ngoại ngữ 2) tại các trường ở Hà Nội và TP.HCM. Theo lộ trình triển khai chương trình ngoại ngữ mới trong hệ thống giáo dục quốc dân, môn tiếng Anh sẽ là trọng tâm. Theo đó, mục tiêu của ngành giáo dục là đến năm 2025 sẽ phổ cập tiếng Anh trong trường phổ thông.

Ngọc Hà (Tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chỉ 1% học sinh chọn tiếng Nga, Trung… làm ngoại ngữ thứ nhất tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Miền Bắc tái diễn nồm ẩm kéo dài

Từ nay đến ngày 21/3, miền Bắc vẫn kéo dài tình trạng mưa phùn sương mù. Độ ẩm tăng cao khiến nồm ẩm trở thành nỗi "ác mộng" của thời tiết Bắc Bộ.